• Trang chủ
  • > Sách
  • > Sự phát triển của bé theo tuần
  • > Sự phát triển của bé 1 tháng - tuần thứ 1
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Sự phát triển của bé 1 tháng - tuần thứ 1

Sự phát triển của bé 1 tháng - tuần thứ 1

  • Tác giả:
  • Thể loại: Sự phát triển của bé theo tuần
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 13/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Ở tuổi này, trẻ con khắp thế giới đã biết nở nụ cười đầu đời vô cùng đáng yêu như để đáp lại sự chăm sóc và tình yêu vô bờ của bố mẹ. Sau tháng đầu đời, bé đã cứng cáp hơn và nhịp sống của bé cũng như của chính bố mẹ được điều chỉnh hợp lý và ổn định hơn.

Bé ngóc đầu lên được rồi đấy!

Cổ của bé đã cứng hơn. Khi nằm sấp, bé có thể ngóc đầu lên và giữ yên đầu trong một lát, và có thể quay đầu qua hai bên. Bé cũng đã có thể giữ đầu thẳng khi ngồi trên ghế xe hơi hoặc khi được địu phía trước.

Nụ cười thật sự của bé

Bạn hãy sẵn sàng đón nhận nụ cười đầu tiên của bé như một món quà bé dành tặng riêng cho bạn. Nụ cười ấy có thể khiến tim bạn tan chảy dù đêm trước hai mẹ con vừa phải “vật lộn với nhau”.Một ông bố xúc động kể rằng, hôm đó anh đi làm về với một tâm trạng cực kỳ mệt mỏi bởi nhiều việc không được như ý ở chỗ làm. Vợ anh đưa bé cho anh ẵm. Bé nhìn thẳng vào anh và nở một nụ cười toe toét, khoe cả nướu. Anh biết bé đã nhận ra anh. Mọi mệt mỏi hoàn toàn tan biến.

Giấc ngủ sâu hơn

Trong khoảng từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi, bé đã có thể có giấc ngủ dài hơn vào buổi tối (khoảng từ 4 đến 6 tiếng). Thói quen này đến sớm hay muộn phụ thuộc vào sự phát triển của mỗi bé và thói quen của bạn nữa. Hầu hết các chuyên gia đều khuyên rằng nên cho bé vào giường khi bé bắt đầu buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Làm như vậy sẽ giúp bé học cách tự ngủ, một kỹ năng có lợi cho cả bé và bạn mỗi khi bé bị tỉnh giấc nửa đêm. Bạn có thể giúp bé học được kỹ năng này sớm hơn bằng cách ngay từ đầu thiết lập những thói quen tốt, ví dụ mỗi ngày, khi sắp đến giờ đi ngủ bạn đều thực hiện theo trình tự một số việc như tắm, mát-xa cho bé, kể chuyện cho bé nghe… để báo hiệu cho bé biết đã đến giờ đi ngủ.

Cuộc sống của bạn: Kiểm tra hậu sản

Sau khi sinh, bác sĩ thường hẹn bạn quay lại bệnh viện để kiểm tra sức khỏe sau sinh. Khi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ kiểm tra xem âm đạo của bạn có vết trầy xước hay vết bầm nào không và tử cung đã hồi phục lại chưa. Nếu tử cung bạn đã ổn, có thể bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra đáy chậu của bạn nếu lúc sinh bạn có bị rạch hoặc rách tầng sinh môn. Bác sĩ cũng sẽ sờ nắn bụng bạn để chắc chắn không có dấu hiệu nào bất bình thường, và nếu bạn sinh mổ, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra vết sẹo xem đã lành chưa.

Phần tiếp theo cần được kiểm tra là ngực. Nếu bạn cho con bú, bạn sẽ được kiểm tra xem có bị tắc tuyến sữa dẫn đến sưng, viêm hay không. Nếu bạn không cho con bú, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra có chỗ nào đau hay cứng không và xem thử sữa đã cạn chưa. Bác sĩ có thể sẽ nói cho bạn biết thời điểm bạn đã có thể quan hệ vợ chồng trở lại. Tuy nhiên có nhiều người phải vài tuần, thậm chí vài tháng nữa mới cảm thấy mình có nhu cầu. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về các biện pháp phòng tránh thai vì bạn vẫn có thể có thai trước khi có kinh nguyệt trở lại và ngay cả khi đang cho con bú. Sức khỏe tinh thần của bạn cũng cần quan tâm đến. Cứ 5 phụ nữ sinh con thì có 4 người bị trầm cảm nhẹ, gọi là rối loạn tâm lý sau sinh. Nếu tình trạng trầm cảm này kéo dài hơn 2 tuần, vấn đề có thể đã nghiêm trọng hơn, chuyển biến thành “trầm cảm sau sinh”. Bác sĩ có thể đề xuất một số phương pháp can thiệp như đi gặp một chuyên gia trị liệu, hoặc uống một loại thuốc chống trầm cảm an toàn khi cho con bú.

Bạn nên đọc
Quảng cáo