• Trang chủ
  • > Sách
  • > Sự phát triển của bé theo tuần
  • > Sự phát triển của bé 1 tuổi 5 tháng – tuần thứ 1
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Sự phát triển của bé 1 tuổi 5 tháng – tuần thứ 1

Sự phát triển của bé 1 tuổi 5 tháng – tuần thứ 1

  • Tác giả:
  • Thể loại: Sự phát triển của bé theo tuần
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 13/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Độ tuổi này bé bắt đầu trở nên độc lập hơn và luôn cố khẳng định điều đó bằng nhiều cách. Hãy để cho bé phát huy hết khả năng của mình, tuy nhiên bé cũng luôn cần có sự quan sát và hỗ trợ nhẹ nhàng từ mẹ đấy.

Tạm biệt bỉm nha!

Từng bước bé sẽ chứng tỏ mình là một đứa bé vô cùng độc lập bằng cách: cởi tung hết cả vớ và bỉm của mình ra (sau đó một thời gian là tự cởi hết đồ, rồi đến tự mặc đồ vào), và giành lấy công việc đánh răng một mình (mặc dù “đánh răng” lúc này với bé có nghĩa là bỏ bàn chải vào miệng và nhai nó, vậy nên bé vẫn cần sự giúp đỡ của mẹ.)

Hãy xem xét thời điểm này bạn đã tập cho bé ngồi bô được chưa. Nếu thấy bé có vẻ đã sẵn sàng, bạn hãy thử tập cho bé ngồi bô trong trong vài ba ngày. Những bé từ 15 tháng tuổi trở lên là đã có thể tập cho ngồi bô được rồi, mặc dù mỗi đứa trẻ có sự phát triển không giống nhau, đồng thời cũng có thể thích ứng với các phương pháp tập ngồi bô khác nhau. Trẻ em phát triển nhanh đến mức ta không ngờ tới, do vậy có thể hôm nay bé chưa chịu ngồi bô nhưng chỉ một vài tuần hoặc tháng sau thì bé lại có thể thực hiện một cách dễ dàng rồi.

Học nói

Những đứa trẻ mới biết nói thường hay ngọng nghịu và khó nghe. Thực tế là có khi chỉ có bố mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc thì mới có thể hiểu được bé đang nói gì mà thôi. Nói lắp, xáo trộn từ ngữ và nói luyên thuyên là tình trạng thường xuyên gặp ở trẻ 17 tháng tuổi.

Khi cơ miệng và lưỡi của bé phát triển, vấn đề phát âm của bé sẽ được cải thiện và hoàn thiện hơn. Phụ huynh có thể giúp đỡ bé bằng cách lặp lại những câu bé nói một cách chuẩn xác và rõ ràng, sửa lại ngữ pháp câu cũng như “phiên dịch” cho những người xung quanh ý muốn của bé. Theo thời gian với sự kiên nhẫn, bé sẽ nhanh chóng vượt qua được trở ngại ngôn ngữ này.

Mẹo nhỏ cho phụ huynh

“Con tôi hồi đó ăn rất khỏe. Thế mà bây giờ bé mà ăn được lưng bát cơm buổi tối là tôi đã mừng lắm rồi. Cho nên tôi thường cho bé ăn thêm những món dinh dưỡng mà bé thích như phô mai, sữa chua, ngũ cốc, trái cây… Miễn là bé có ăn – gì cũng được - và bé vẫn giữ được cân nặng khỏe mạnh thì tôi cảm thấy chẳng việc gì phải lo.” – Chị Mai Anh (Đà Nẵng).

Bạn nên đọc
Quảng cáo