• Trang chủ
  • > Sách
  • > Sự phát triển của bé theo tuần
  • > Sự phát triển của bé 2 tuổi 1 tháng - tuần thứ 4
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Sự phát triển của bé 2 tuổi 1 tháng - tuần thứ 4

Sự phát triển của bé 2 tuổi 1 tháng - tuần thứ 4

  • Tác giả:
  • Thể loại: Sự phát triển của bé theo tuần
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 13/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Trí tưởng tượng phong phú là một trong những đặc điểm thú vị nhất của trẻ con độ tuổi này - trừ khi sự tưởng tượng đó hình thành cùng nỗi sợ. Bé 2 tuổi với khả năng tưởng tượng phát triển có thể sợ hãi đủ thứ. Kết hợp điều này ở những đứa trẻ vốn không thích người lạ và có khả năng nhớ được những trải nghiệm trước đây của mình (chẳng hạn như “nỗi đau” khi đi tiêm chủng), và kết quả bạn sẽ có được một nỗi sợ bác sỹ cực kỳ lớn.

Một số cách giúp bạn đối phó với tình trạng này:

Đem theo một chiếc túi bác sỹ đặc biệt, trong đó có những món đồ chơi liên quan đến bác sỹ như ống nghe, nhiệt kế… để con có thể chơi trò đóng giả; bạn cũng đem theo một con búp bê để giả vờ là “bệnh nhân” của con;

Nói cho con biết những chuyện sắp xảy ra, chẳng hạn như, “Đầu tiên mình sẽ tới chỗ một cái bàn lớn ơi là lớn, nói tên của con, sau đó mình sẽ đọc một câu chuyện trong lúc chờ đợi…”

Bế con ngồi trong lòng bạn trong khi bác sỹ khám và tiêm cho con, nếu có thể;

Đừng nói dối, bạn đừng nói những lời như, “Tiêm chẳng đau tí nào hết.”

Đừng hứa những lời không thật, chẳng hạn như, “Con chỉ đến chơi thôi chứ không phải tiêm tí nào hết,” nếu như hầu như chắc chắn rằng bé sẽ phải tiêm;

Cuối cùng, bạn cũng cần chú ý đến biểu hiện của chính mình, vì các bé 2 tuổi rất giỏi trong việc đọc được biểu hiện trên mặt và ngôn ngữ cơ thể của bạn đấy.

Cuộc sống của bạn

Nếu bé con 2 tuổi của bạn dường như sống là để thử thách các giới hạn của bạn thì, ừ, đó là việc của bé mà. Khám phá không ngừng, liên tục đẩy các giới hạn là cách mà con bạn học về điều gì được chấp nhận và điều gì là không. Nhiều bố mẹ ngại nói “không” với các bé tuổi đi nhà trẻ này vì sợ sẽ đè bẹp tinh thần tự do và sự phát triển của con, nhưng “không” thật sự là một từ cần thiết và quan trọng. Bé con bạn sẽ không bao giờ biết được về các quy tắc nếu bạn không thể hiện rõ ràng.

Bé cần được nghe thông điệp gọn gàng và rõ ràng rằng những hành vi đó là không tốt, vì trẻ nhỏ không thể hiểu được đâu nếu bạn giải thích dài dòng. Hãy giữ tông giọng kiên quyết nhưng vẫn cần sự ấm áp và động viên dành cho bé. Tính kiên nhẫn sẽ là người bạn tốt của bạn trong thời gian này.

Bạn nên đọc
Quảng cáo