• Trang chủ
  • > Sách
  • > Sự phát triển của bé theo tuần
  • > Sự phát triển của bé 1 tuổi 5 tháng – tuần thứ 3
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Sự phát triển của bé 1 tuổi 5 tháng – tuần thứ 3

Sự phát triển của bé 1 tuổi 5 tháng – tuần thứ 3

  • Tác giả:
  • Thể loại: Sự phát triển của bé theo tuần
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 13/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Nếu bé đặc biệt gắn kết với một chiếc chăn hoặc con thú bông nào đó, đây là một điều hoàn toàn bình thường. Nỗi ám ảnh về một vật gắn bó quen thuộc thường leo thang trong năm thứ 2 - đó là những vật có thể thay thế cho sự âu yếm và yêu thương của bố mẹ.

Chăn và những vật “ghiền” của bé

Bé ngày càng phát triển hơn về thể chất lẫn tinh thần, và mỗi ngày với bé đều là những điều mới: kinh nghiệm mới, gặp gỡ người mới, nhìn thấy những hình ảnh mới, tiếp xúc với ngôn ngữ, tiếng động mới… Chính vì thế việc ôm ấp cái chăn hay món đồ chơi thân thuộc mỗi khi bé mệt mỏi, căng thẳng mang đến cảm giác an ủi và an toàn cần thiết để cho bé.

Bố mẹ cần phải tôn trọng những vật cưng này của bé. Chúng có thể giúp cho giờ đi ngủ trở nên suôn sẻ hơn, và là dấu hiệu của sự trưởng thành – chứ không phải là trẻ con. Lý tưởng nhất là bạn nên có 2 món đồ giống hệt nhau, một cái để ở nhà, một để bé đem theo bên người khi đi nhà trẻ, đi khám bác sĩ hoặc trong những chuyến đi dài…

 Những vật thân yêu này của bé có thể trông xấu xí và bẩn thỉu, nhưng đừng cố đem chúng đi giặt hoặc tẩy trùng nhé. Thường thì mùi hương và hình dạng cũ của vật đó chính là thứ khiến bé cảm thấy đặc biệt gắn kết đấy. Nếu bạn có 2 món đồ giống nhau cho bé ôm, hãy luân phiên cho bé sử dụng để cả hai món đều mang đến cảm giác gần gũi và yêu thương với bé. Đây cũng là một cách hữu hiệu để phòng khi một trong hai món đó bị mất.

Giữ an toàn cho bé

Tai nạn ở trẻ độ tuổi này thường xảy ra trong những khoảng thời gian bận rộn hoặc căng thẳng như buổi sáng vội vã, trước bữa ăn tối, trong bữa tiệc hoặc khi bố mẹ có khách đến thăm nhà, và trong những kì nghỉ của gia đình. Thường những lúc này bố mẹ sẽ dễ bị phân tâm.

Những tai nạn thường gặp nhất ở trẻ nhỏ là té ngã từ cầu thang, cửa sổ, bàn ghế…; hoặc tai nạn phỏng do cầm nắm vào nồi, chảo nóng trên bếp; hoặc ngộ độc.

Phụ huynh cần phải vô cùng cẩn trọng và có gắng giữ bình tĩnh, không được rời mắt khỏi bé dù là một thoáng chốc. Nếu không thể liên tục để mắt đến bé, ở tuổi này bạn vẫn có thể cho bé chơi trong cũi hoặc rào lại một khoảng an toàn cho bé chơi.

Mẹo nhỏ cho phụ huynh

“Nếu bé đánh mẹ, tôi sẽ ngay lập tức để bé ngồi xuống, giữ hai tay bé, nhìn thẳng vào mắt bé và nói: ‘ Con không được làm vậy với mẹ và với mọi người!’. Nhưng nếu thấy bé có vẻ đánh mẹ vì giận dữ thì tôi sẽ hỏi xem điều gì làm cho bé không được vui.” – Chị Hoàng My ( Hồ Chí Minh).

Bạn nên đọc
Quảng cáo