• Trang chủ
  • > Sách
  • > Sự phát triển của bé theo tuần
  • > Sự phát triển của bé 1 tuổi 7 tháng - tuần thứ 4
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Sự phát triển của bé 1 tuổi 7 tháng - tuần thứ 4

Sự phát triển của bé 1 tuổi 7 tháng - tuần thứ 4

  • Tác giả:
  • Thể loại: Sự phát triển của bé theo tuần
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 13/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:

Leo trèo và té ngã

Bé 19 tháng tuổi đã có sự phối hợp giữa tay và mắt tốt hơn, khả năng giữ thăng bằng, cơ tay và chân đã phát triển hơn. Bé sẽ thử thách và rèn luyện thêm cho các kỹ năng vận động của mình bằng cách nào là tùy thuộc vào tính cách; có bé e dè, cẩn trọng khi khám phá; nhưng cũng có rất nhiều bé liều lĩnh như một con sơn dương chạy nhảy trên vách núi, không hề ngán ngại bất cứ chướng ngại vật nào từ chiếc ghế đến thành cũi, từ chiếc cửa chắn an toàn cho đến kệ bếp…

Leo trèo là việc rất vui, nhưng vấn đề an toàn luôn cần được đặt lên hàng đầu. Hãy nói rõ cho con biết chỗ nào được leo trèo và chỗ nào là tuyệt đối không. Sự cấm cản này sẽ không ngăn được con nếu bé đã quyết chí phải trèo cho bằng được (các bé 19 tháng tuổi khá là bốc đồng và chẳng biết nguy hiểm là gì đâu), nhưng đặt ra giới hạn sẽ giúp bạn quyết định được khi nào cần can thiệp và khi nào có thể mặc kệ đi.

Con té ngã là một việc nguy hiểm rõ ràng, nhưng ngoài ra còn có một nguy cơ khác từ việc leo trèo của bé, đó là đồ đạc (tủ, kệ, TV…) có thể bị đổ và đè lên người bé. Đặc biệt những chiếc TV màn hình phẳng hiện đại có thể có góc cạnh khá nhọn. Tại Mỹ, đã có thống kê cho thấy từ năm 2000-2006 có ít nhất 180 trường hợp tử vong liên quan đến những vật nhọn bị rơi như vậy, trong đó 80% trường hợp xảy ra với trẻ dưới 10 tuổi. Do vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên gia cố cho đồ đạc của mình, những món đồ nào treo trên tường cần được bắt chắc.

Hãy bảo đảm con có cơ hội được leo trèo khi ở sân chơi. Khi thời tiết cho phép, vui chơi ngoài trời sẽ là cách để bé giải phóng năng lượng tốt nhất. Còn vào mùa đông lạnh hay mùa mưa, bạn có thể cân nhắc việc lắp cho con một bộ khung chơi bằng nhựa nhỏ trong phòng khách hoặc phòng của bé.

Các trò chơi có thể bày cho bé, để giúp bé phát huy khả năng sáng tạo:

Chơi con rối: Bạn dùng một con rối có sẵn hoặc tự tạo ra bằng cách vẽ mắt, miệng, mũi lên một chiếc tất sặc sỡ. Cho con rối này chơi với con, nói những câu đơn giản, chẳng hạn như, “Chào bạn Sóc! Mình tên là Vớ nè! Mình cần một cái mũi. Bạn có mũi không? Mũi của bạn đâu nào? A, mình nhìn thấy rồi. Mình hôn mũi bạn một cái được không? Bây giờ mình cần một cái miệng nữa nè…” Con rối này cũng có thể “đòi” được ôm, đòi hát một bài, bắt tay, đọc truyện… hay bất cứ việc gì bạn muốn làm cùng con.

Thảy banh làm từ túi hạt đậu: “Nguyên vật liệu” mà bạn cần là hai cái túi hạt đậu nhỏ và một cái rổ lớn (như rổ đựng quần áo). Hãy rủ con cùng ngồi dưới sàn và đưa cho bé một túi, bạn một túi. Bé có thể muốn khám phá “quả banh” này một lúc, xem chất liệu nó thế nào, nặng ra sao, thả nó rơi xuống đất và nhặt lên vài lần.Sau đó, bạn đặt chiếc rổ lớn ở cạnh mình và thảy “quả banh” làm từ túi hạt đậu vào đó vài lần cho con thấy làm theo. Sau vài lần như vậy, bạn dời chiếc rổ ra xa hơn một chút để tăng độ khó của thử thách.

Hãy vỗ tay thật lớn khi con ném banh, bất kể là có vào rổ hay không, và khuyến khích bé nhặt lên và thử lại.

Kinh nghiệm bản thân:

“Bé con 19 tháng tuổi của tôi cho đến giờ vẫn đòi ôm bình sữa đi ngủ. Việc bú sữa như vậy có thể có tác dụng dỗ dành bé, nhưng tôi lo con bị sâu răng mất. Vậy nên tôi đã từ từ thay sữa trong bình bằng nước. Thế là tất cả mọi người đều hạnh phúc.” – chị My chia sẻ.

 

Bạn nên đọc
Quảng cáo