• Trang chủ
  • > Sách
  • > Sự phát triển của bé theo tuần
  • > Sự phát triển của bé 1 tuổi - tuần thứ 2
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Sự phát triển của bé 1 tuổi - tuần thứ 2

Sự phát triển của bé 1 tuổi - tuần thứ 2

  • Tác giả:
  • Thể loại: Sự phát triển của bé theo tuần
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 13/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Đây là khoảng thời gian để có cái hẹn đầu tiên với bác sĩ nha khoa trong lịch trình chăm sóc sức khỏe của bé.

Chuyến thăm nha sĩ giúp cho mẹ có thể biết được tình hình răng miệng tổng quát của con, đồng thời nha sĩ có thể phát hiện ra nhiều vấn đề khác về sức khỏe của bé mà các bác sĩ có thể đã bỏ qua. Các nha sĩ sẽ cho bố mẹ nhiều lời khuyên hữu ích để chăm sóc vệ sinh những mầm răng xinh xinh của bé, ngăn ngừa sâu răng và đảm bảo lượng fluoride tiêu thụ cần thiết. Phụ huynh có thể đưa bé đến phòng khám răng quen thuộc của mình, hoặc tìm đến các nha sĩ chuyên cho trẻ em để có được những sự trợ giúp chuyên sâu hơn, cũng như giúp cho bé cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn khi đến khám.

Ở nhà, bố mẹ nên giúp trẻ vệ sinh răng miệng. Bạn chưa thực sự cần đến bàn chải cho đến khi bé mọc cặp răng hàm thứ 2 – thường xuất hiện khi bé 20 – 30 tháng tuổi. Trong lúc đó, bạn chỉ cần sử dụng một miếng vải mềm hoặc gạc tiệt trùng thấm nước để lau sạch răng cho bé. (Đánh lạc hướng bé trong khi bố mẹ làm vệ sinh răng bằng cách đưa cho bé một chiếc bàn chải để chơi sẽ giúp cho quá trình thực hiện được nhanh chóng, dễ dàng hơn).

Lúc này bé cũng chưa cần phải dùng kem đánh răng. Tuy nhiên, nếu muốn bố mẹ cũng có thể sử dụng cho bé loại kem không chứa fluoride dành cho trẻ em. Chỉ nên sử dụng kem đánh răng chứ fluoride khi bé được ít nhất là 2 tuổi.

Sữa trong thực đơn của bé

Sữa bò là một trong những thành phần quan trọng trong thực đơn ăn uống của trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Sữa tươi nguyên kem cung cấp cho trẻ lượng chất béo cần thiết để phát triển cũng như đáp ứng nhu cầu năng lượng đáng kể của trẻ. Trong một vài trường hợp đặc biệt nếu như bố mẹ bị thừa cân béo phì, hoặc có tiền sử gia đình bị béo phì, cholesterol cao, hoặc có bệnh tim mạch, các bác sĩ nhi khoa có thể đề nghị cho bé uống sữa ít béo.

24 tháng tuổi, bé có thể từ từ chuyển sang sữa ít béo và thậm chí là sữa không béo. Khi được tiêu thụ với một lượng sữa cân bằng, sữa bò có rất nhiều chất dinh dưỡng mà bé cần thiết để phát triển. Các chuyên gia đinh dưỡng khuyên rằng trẻ em 1 tuổi cần uống ít nhất 470ml sữa tươi mỗi ngày và không nên vượt quá 710ml.Vài đứa trẻ thích uống sữa và uống nhiều hơn mức tối đa khiến cho trẻ bị đầy bụng và bỏ qua những nguồn thức ăn dinh dưỡng quan trọng khác.

Ngược lại, một số trẻ lại không thích uống sữa bò do mùi vị, cám giác uống vào rất khác cho với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Phụ huynh hãy kiên nhẫn tập cho con uống sữa bò bằng cách trộn ba phần sữa mẹ hoặc sữa công thức với một phần sữa bò và từ từ tăng dần lượng sữa bò lên để thay thế hoàn toàn.

Nếu bé không chịu hoặc không thể uống sữa bò, mẹ có thể cho con uống các thức uống giàu canxi khác như sữa đậu nành để thay thế.

Chia sẻ kinh nghiệm

Hãy mua những cuốn sách, truyện tranh thiếu nhi gửi kèm theo những lời nhắn nhủ yêu thương cho bé. Đây không chỉ là những kỉ vật đáng quí cho bé sau này mà cũng giúp bé tập dần thói quen đọc sách và xây dựng một tủ sách có giá trị dành cho bé.

Bạn nên đọc
Quảng cáo