• Trang chủ
  • > Sách
  • > Sự phát triển của bé theo tuần
  • > Sự phát triển của bé 2 tuổi 3 tháng - tuần thứ 4
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Sự phát triển của bé 2 tuổi 3 tháng - tuần thứ 4

Sự phát triển của bé 2 tuổi 3 tháng - tuần thứ 4

  • Tác giả:
  • Thể loại: Sự phát triển của bé theo tuần
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 13/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Bé con nhà bạn cứ đòi đọc đi đọc lại một quyển truyện nào đó? Ừ thì là do việc đó có thể đem đến cho con cảm giác như được dỗ dành, bé có thể coi những nhân vật và cốt truyện quen thuộc không khác gì một ốc đảo an toàn giữa thế giới đầy những điều còn lạ lẫm với bé. Nhưng ngoài ra, đọc sách như thế này còn đem đến ích lợi cho sự phát triển khả năng ngôn ngữ và nhận thức nữa.

Việc đọc đi đọc lại giúp bé 2 tuổi hình thành được kết nối những từ mà bé nghe với những hình ảnh mà bé thấy. Đây là một bước chuẩn bị quan trọng và hữu ích cho vài năm tới, khi bé tập đọc. Được nghe những câu chữ quen thuộc nhiều lần cũng giúp bé “giải mã” được sự bí ẩn và phức tạp của ngữ pháp. Bé cũng sẽ có được sự tự tin khi bạn lật sang trang và bé thấy được phần tiếp theo của câu chuyện đúng như mình dự đoán: “Thấy chưa! Con đã bảo mà!”

Hãy để con tự chọn quyển sách mà bé muốn đọc. Nếu đó vẫn là cuốn sách yêu thích “cũ xì”, hãy cố gắng che giấu sự nhàm chán của bạn để lại đọc cho bé nghe lần nữa (ít nhất thì những câu chuyện cho trẻ ở tuổi này cũng không dài). Bé còn có thể muốn nghe câu chuyện này vài lần liên tục chỉ trong một buổi tối. Tuy vậy, bạn vẫn nên chuẩn bị nhiều sách cho con, vì rốt cuộc thì bé cũng sẽ sẵn sàng để có một câu chuyện yêu thích mới, hoặc nếu không là sẽ mở rộng phạm vi yêu thích của mình.

Cuộc sống của bạn:

Chắc bạn đã nghe ai đó khuyên rằng hãy lựa chọn trận chiến để tham gia, ý là hãy tập trung vào những vấn đề lớn, bỏ qua những vấn đề lặt vặt hoặc những vấn đề mà bạn chẳng thể nào “thắng” được.

Ở các bé tuổi này, những trận chiến về quyền lực có thể xuất hiện như nấm sau mưa. Con bạn đang học cách sử dụng quyết tâm và quyền ưu đãi của mình, đã vậy trong khoảng thời gian này bé còn dễ nổi cáu nữa chứ. Vậy nên bạn có thể bị mắc kẹt trong những cuộc xung đột liên miên nếu như không cẩn thận.

Để giữ gìn nền hòa bình, bạn hãy xác định rõ ràng những giới hạn và kỳ vọng của mình. Quyết định xem những luật lệ nào là quan trọng với bạn: chẳng hạn như con không được đánh bạn, không ném thức ăn… Với những luật lệ này, bạn cần kiên định đòi hỏi và yêu cầu những người khác cũng đang chăm sóc và dạy dỗ bé cùng làm nhất quán như vậy. Nhưng còn những luật khác chẳng hạn như con phải ăn bao nhiêu rau mỗi bữa ăn thì có thể du di, bạn chẳng thể ép con ăn được đâu mà.

Bạn nên đọc
Quảng cáo