- Trang chủ
- > Sách
- > Sự phát triển của bé theo tuần
- > Sự phát triển của bé 2 tuổi 2 tháng - tuần thứ 3
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Sự phát triển của bé 2 tuổi 2 tháng - tuần thứ 3
- Tác giả:
- Thể loại: Sự phát triển của bé theo tuần
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 13/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Nói ngọng là chuyện khá phổ biến, nói lắp hoặc nhầm lẫn thứ tự của các từ do bé quá vội vàng muốn nói gì đó cũng là những vấn đề thường xảy ra, và thường sẽ tự hết mà không cần chữa trị gì.
Tuy nhiên, có những dấu hiệu dưới đây báo động về sự phát triển khả năng nói của con mà bạn cần lưu ý:
Bé không nói được gì;
Bé không bắt chước người khác nói;
Bé “nuốt” hết các phụ âm (chẳng hạn nói “ó” thay vì “chó”);
Gần 3 tuổi mà vẫn chưa dùng được những câu gồm 2-4 từ;
Không bao giờ hỏi (“tại sao?” “cái gì?”…) hoặc bé có vẻ bực bội vì người khác không hiểu ý mình.
Cuộc sống của bạn:
Nhiều chuyên gia về trẻ nhỏ cảm thấy rằng 2 tuổi là lúc phù hợp để bắt đầu áp dụng phương pháp kỷ luật “vào góc ngồi”. Bây giờ con đã đủ lớn để hiểu về nguyên nhân và kết quả, cũng như đã có thể ngồi lâu một chút. Khi áp dụng phương pháp này, bạn hãy lưu ý đến một số yếu tố để thành công:
Một lời cảnh cáo. Bạn hãy cho con có cơ hội để chấm dứt hành động sai trái của mình, “nếu không thì con sẽ phải vào góc ngồi.”
Một góc phạt. Bạn có thể quy định một điểm phạt đặc biệt hoặc chỉ yêu cầu con ở nguyên tại chỗ;
Một thái độ phù hợp. Bạn hãy luôn bình tĩnh và khách quan. Đừng giảng giải, cằn nhằn con nữa trong thời gian bé đang bị phạt ngồi yên, lúc này con đang bị cách ly khỏi điều mà bé rất yêu: sự chú ý của bạn;
Tập trung vào vấn đề, hãy làm rõ rằng bạn không thích hành vi của con, chứ không phải bạn không thích con;
Xác định thời gian phạt. Với bé 2 tuổi, khoảng thời gian phạt khoảng 1 phút rưỡi là hợp lý, sau đó mỗi năm lại tăng thêm 1 phút;
Chuyển hướng. Bạn đừng nhai đi nhai lại về chuyện con làm sai; khi đã hết giờ phạt, bạn hãy hướng bé sang một hoạt động vui vẻ.