• Trang chủ
  • > Sách
  • > Sự phát triển của bé theo tuần
  • > Sự phát triển của bé 3 tuổi 7 tháng - tuần thứ 1
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Sự phát triển của bé 3 tuổi 7 tháng - tuần thứ 1

Sự phát triển của bé 3 tuổi 7 tháng - tuần thứ 1

  • Tác giả:
  • Thể loại: Sự phát triển của bé theo tuần
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 07/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Con bạn 3 tuổi rồi mà vẫn còn những trận khóc lóc ăn vạ, bạn đừng vội ngán ngẩm cho rằng bé “chưa trưởng thành”. Bởi vì thật ra, dù con đã lớn hơn một chút nhưng khi buồn bã, chán nản, bé vẫn còn những cảm xúc “nguyên sơ” như cách đây 1-2 năm. Và bạn cũng chuẩn bị tinh thần nhé, vì việc này có thể tiếp tục kéo dài đến năm 4 tuổi, thậm chí là sau đó. Khi con ở trong tình trạng này, bạn đừng cố nói lý với bé, kể cả khi nhận thấy khả năng ngôn ngữ của bé đã phát triển lắm rồi; và việc cao giọng và thể hiện sự giận dữ sẽ chỉ khiến tình hình tệ hơn mà thôi. Thay vào đó, bạn hãy bình tĩnh, giữ sự khách quan. Nếu có thể, bạn hãy để mặc con; nếu ở nơi công cộng, hãy cố đưa bé đến chỗ yên tĩnh và kín đáo hơn, ít bị nhiều yếu tố tác động.

Tuy nhiên, việc kiểm soát bé 3 tuổi đang nổi cơn có điểm quan trọng khác với trước đây: ở tuổi này, việc nhượng bộ là đặc biệt rủi ro vì nó có thể tạo nên tiền lệ xấu – con có thể nhận ra và nhớ được rằng việc bé làm loạn lên có thể có hiệu quả. Lấy ví dụ, bé hét lên bởi vì không muốn dọn đồ chơi nên bạn cho qua luôn, hoặc bé lăn lộn vì bạn không cho bé mua kẹo để ở gần quầy tính tiền và bạn đành “chỉ lần này thôi” để cho yên chuyện. Cách nhượng bộ như vậy không khác gì bạn dạy con rằng cứ khóc, cứ hét lên là mọi quyết định đều có thể thay đổi được hết – và đây hẳn không phải là điều bạn muốn hướng tới.

Có một cách phòng ngừa rất hay là hãy chủ động "tấn công", ghi nhận và khen con khi thấy bé kiểm soát được cơn buồn chán và bực bội hoặc thất vọng của mình tốt. “Chà, con không hề khóc khi mẹ bảo con dọn đồ chơi trước khi đi ra ngoài, mẹ rất thích con như vậy.” Bé nào mà chẳng thích được mẹ khen, mẹ yêu, nên sẽ cố gắng phát huy.

Cuộc sống của bạn

Khi đọc truyện cùng con, hãy có sự tương tác thêm với bé để những trải nghiệm thêm thú vị (bản thân bạn cũng không bị chán khi phải đọc đi đọc lại cùng một câu chuyện đến cả trăm lần). Hãy hỏi con về những hình vẽ trong sách để củng cố lại kiến thức về các con số, màu sắc, và những kỹ năng khác: “Con đếm xem có bao nhiêu con khỉ trong hình? Bạn chó nói gì ấy nhỉ? Cái nhà màu đỏ nằm ở đâu rồi nhỉ?...” Hãy để con bạn đoán xem điều gì sẽ xảy ra ở trang sau. Bạn cũng có thể thay tên bé cho tên của nhân vật chính trong truyện.

Bạn nên đọc
Quảng cáo