• Trang chủ
  • > Sách
  • > Sự phát triển của bé theo tuần
  • > Sự phát triển của bé 9 tháng - tuần thứ 1
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Sự phát triển của bé 9 tháng - tuần thứ 1

Sự phát triển của bé 9 tháng - tuần thứ 1

  • Tác giả:
  • Thể loại: Sự phát triển của bé theo tuần
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 13/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
37 tuần tuổi, bé bắt đầu có ký ức, bắt đầu biết thể hiện cho người khác hiểu được nhu cầu và ý muốn của mình. Những khả năng mới phát triển này cho phép bé học thêm được nhiều kỹ năng bổ ích. Còn mẹ thì sao? Mẹ nên thể hiện suy nghĩ của mình đến mức nào nhỉ?

Ký ức

Đến tuần thứ 37 này, bé bắt đầu có thể nhớ nhiều thông tin cụ thể hơn, ví dụ như đồ chơi để ở đâu. Bé cũng có khả năng bắt chước những hành động nhìn thấy cách đây một tuần.Những khả năng này cho thấy bé có ký ức – là khả năng nhớ một số chi tiết đã xảy ra trong một thời gian ngắn – mặc dù bé vẫn không thể nhớ hết được phần lớn các việc đã xảy ra. Loại trí nhớ có ý thức và kéo dài chỉ xuất hiện khi bé bước vào năm tuổi thứ hai hoặc thứ ba của mình, khi ngôn ngữ đã phát triển hơn.

Chơi và học

Bé giờ đã có thể bỏ đồ vào hộp rồi lấy ra. Cho bé một cái xô nhựa và vài khối xếp hình nhiều màu để bé có thể luyện kỹ năng mới này (nhưng đừng đưa các món quá nhỏ vì bé có thể nuốt chúng đấy nhé.) Bé cũng thích các đồ chơi có các bộ phận chuyển động được như nắm đấm cửa, cửa mở ra đóng vào. Trò đẩy xe đồ chơi trên sàn nhà cũng làm bé rất thích. Bé ngày càng tỏ ra cương quyết và thật sự bắt đầu có thể thể hiện cho người khác biết nhu cầu và ý muốn của mình. Nếu bạn lấy của con một món đồ, bé có thể sẽ phản đối dữ dội đấy; vậy nên lời khuyên hữu ích cho bạn là: Đưa cho con một món đồ khác trước khi lấy món bé đang cầm.Khoảng một nửa số bé ở độ tuổi này bắt đầu thích chơi trò đưa một món đồ rồi lấy lại. Bạn hãy chơi chung với bé trò này bằng cách thử lăn cho bé một trái banh để xem thử bé có lăn trở lại cho bạn không. Cho bé một món đồ chơi dạng phân loại (phân loại các món cùng hình dáng, cùng kích thước hay màu sắc nằm chung với nhau) hoặc đồ chơi xếp chồng các vòng tròn từ nhỏ tới lớn và xem thử bé có phân loại, xếp hình không hay là đưa cho bạn. Bé cũng thích mời người khác ăn, vì vậy hãy nhận những “món quà” bé đưa một cách vui vẻ.

Cuộc sống của bạn: Mỗi người một cách dạy con

Mỗi người có một phong cách và mục tiêu nuôi dạy con khác nhau. Tuy vậy đôi khi thấy một bà mẹ khác làm những điều mà bạn không bao giờ làm, bạn khó tránh khỏi việc thốt lên những lời nhận xét. Hãy nhớ rằng mỗi người có một phương pháp nuôi con riêng và có những cách hiệu quả đối với bạn nhưng lại không hiệu quả với người khác. Bạn cũng nên nhớ lại xem cảm giác của mình như thế nào khi bị những người lạ chỉ trích (tại sao không đội nón cho con), hoặc khi người thân không đồng ý phương pháp cho bé ăn và ngủ của bạn chẳng hạn. Hãy tự hỏi liệu những điều làm bạn khó chịu đó có đáng để phải can thiệp không? Đôi khi giải pháp tốt nhất, đặc biệt khi chuyện liên quan đến bạn bè, là thỏa hiệp. Cố tránh bàn về những chủ đề có thể gây tranh cãi và thay vào đó tập trung vào những chủ đề mà hai người có cùng mối quan tâm. Tuy nhiên, nếu cách dạy con của người khác làm ảnh hưởng tới con của bạn (bởi vì cách cô ấy hay con cô ấy đối xử với con bạn làm bạn lo lắng – ví dụ một đứa trẻ đánh hay cắn con bạn nhiều lần mà mẹ của đứa trẻ ấy cứ làm ngơ), thì lúc đó bạn nên nói chuyện thẳng thắn. Bạn cũng hãy làm tương tự nếu cảm thấy bạn mình đang làm một việc gây nguy hiểm cho con cô ấy – vì rất có thể điều đó chỉ do cô ấy không biết và không ý thức được những mối nguy hiểm này.

Hãy chân thành và cụ thể khi nói chuyện với bạn mình. Trong khi nói hãy cố nhấn mạnh rằng bạn nói ra điều này vì muốn các bạn vẫn là bạn tốt của nhau. Nếu cô ấy không có động thái gì để cải thiện, bạn sẽ phải quyết định điều gì tốt nhất cho bạn và con của mình.

Bạn nên đọc
Quảng cáo