• Trang chủ
  • > Sách
  • > Sự phát triển của bé theo tuần
  • > Sự phát triển của bé sơ sinh tuần thứ 3
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Sự phát triển của bé sơ sinh tuần thứ 3

Sự phát triển của bé sơ sinh tuần thứ 3

  • Tác giả:
  • Thể loại: Sự phát triển của bé theo tuần
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 13/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Hai tuần qua, bé có lẽ đã quen với cuộc sống đầy màu sắc, âm thanh và những điều thú vị; bên cạnh đó, mẹ cũng đã quen hơn với việc chăm sóc một em bé. Bước sang tuần thứ ba, bé vẫn đang lớn lên từng ngày với những kỹ năng mới, mẹ có thể làm gì để giúp con nhỉ?

Cho con nằm sấp

Mỗi ngày bạn vẫn nên tiếp tục tập cho con nằm sấp khi bé thức để cổ bé cứng cáp, giúp bé nhanh biết lật, lăn, ngồi và bò. Thay đổi tư thế cũng giúp đầu bé không bị móp. Đến hết tuần thứ 3, con bạn sẽ có thể nâng đầu lên được một lát và nghiêng đầu qua hai bên.Hãy đưa mặt bạn đến gần mặt con để khuyến khích bé giữ tư thế ngẩng đầu để nhìn bạn; bạn cũng có thể gấp một cái khăn mềm, đặt dưới ngực con để giúp con ngẩng đầu lên cao. Hệ thần kinh và cơ bắp của bé sẽ sớm trưởng thành và cử động của bé sẽ dễ dàng, uyển chuyển hơn.

Tự vỗ về

Trẻ sơ sinh thích và cần động tác mút, vậy nên bạn đừng cố ngăn cản con. Thực tế bạn có thể thấy rằng cái ti giả là điều kỳ diệu trong việc vỗ về bé. Không những thế, Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ còn khuyên cho bé ngậm ti giả khi ngủ dựa trên những bằng chứng cho thấy sử dụng ti giả làm giảm nguy cơ đột tử trẻ sơ sinh. Nếu không có ti giả, bé sẽ có thể mút ngón tay để tự vỗ về mình.

Cuộc sống của bạn: Sợi dây liên kết

Một số người mẹ nói rằng ngay khi con vừa cất tiếng khóc chào đời, họ đã cảm nhận được một tình thương yêu kỳ lạ với bé. Hầu như mọi người đều cho rằng đó chính là sợi dây liên kết của tình mẫu tử. Tuy vậy, mối liên kết này không phải chỉ là một khoảnh khắc kỳ diệu trong phòng sinh, có đến hơn một nửa các bà mẹ phải mất một thời gian sau mới cảm nhận được điều này. Quá trình mang thai, sinh nở và hồi phục sau khi sinh có thể làm bạn mệt nhọc, đau đớn, đặc biệt là nếu bạn gặp biến chứng. Nếu trước đây bạn chưa dành nhiều thời gian chơi với trẻ con thì bây giờ, việc phải tự mình chịu hoàn toàn trách nhiệm chăm sóc cho một em bé, bối rối và lo lắng không biết nên làm thế nào cho đúng... việc đó có thể sẽ rất khó khăn với bạn. Mối quan hệ giữa bạn và con cũng không khác gì so với những mối quan hệ khác – cũng mất thời gian và đòi hỏi phải giao tiếp nhiều thì cảm giác gắn bó mới phát triển và chín muồi được. Vậy nên không có gì phải cảm thấy có lỗi nếu bạn nhìn con và có cảm giác như nhìn một người xa lạ dù đã mong chờ bé ra đời biết bao. Hãy cho mình, và cả con nữa, một chút thời gian, rồi bạn sẽ cảm thấy không thể sống thiếu bé được đâu. Tuy nhiên, nếu sau vài tuần mà cảm giác xa lạ hoặc tự trách mình vẫn còn thì có thể bạn đã bị chứng trầm cảm sau sinh, chủ yếu là do thay đổi  hormone. Ngoài cảm giác mâu thuẫn (vừa yêu vừa ghét) kéo dài, bạn sẽ có thêm những triệu chứng mất ngủ, lo lắng, thay đổi khẩu vị và suy nghĩ muốn làm hại bản thân mình hoặc con. Trầm cảm sau sinh không liên quan gì đến tình trạng sức khỏe của bạn, bạn cũng hầu như không can thiệp gì được đến những thay đổi về mặt sinh hóa này. Hãy gọi ngay cho bác sĩ chứ đừng chờ đến lần kiểm tra sức khỏe tiếp theo nhé. Bạn càng tìm kiếm sự giúp đỡ sớm chừng nào bạn càng nhanh khỏi chừng đó.

Bỏ hút thuốc lá

Nếu bạn hay chồng bạn hút thuốc, hãy bỏ ngay thói quen ấy đi. Hút thuốc thụ động (tiếp xúc với người hút thuốc lá) vô cùng nguy hiểm cho con yêu của bạn – làm phổi của bé yếu đi, làm bé dễ bị viêm tai, ngáy nhiều hơn và rối loạn nhịp thở trong lúc ngủ, làm tăng nguy cơ đột tử trẻ sơ sinh gấp 2 lần, gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, hành vi của bé cũng như nhiều khó khăn khác trong học tập sau này.

Nhiều người có suy nghĩ rằng chỉ cần không hút thuốc khi ở bên cạnh con là được. Điều đó hoàn toàn không đúng, bởi ngay cả khi bạn không hút thuốc khi ở gần con thì các hóa chất độc hại từ khói thuốc cũng đủ chu du khắp nhà bạn rồi.

 

Bạn nên đọc
Quảng cáo