- Trang chủ
- > Sách
- > Khám thai và chích ngừa
- > Câu hỏi về lần khám thai đầu tiên
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Câu hỏi về lần khám thai đầu tiên
- Tác giả:
- Thể loại: Khám thai và chích ngừa
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 08/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Câu hỏi 1: Tôi nên chuẩn bị như thế nào cho lần hẹn khám thai đầu tiên?
Hãy viết ra tất cả các câu hỏi của bạn và đem theo khi đi khám thai để sử dụng triệt để thời gian gặp bác sĩ và nhận những lời khuyên mà bạn đang cần nhất. Hãy đề cập đến mọi điều khiến bạn băn khoăn, kể cả khi chúng có vẻ không quan trọng. Ngoài ra:
Đem theo tất cả các thuốc men (có toa và không có toa, kể cả thuốc bổ) để bác sĩ đánh giá được loại nào an toàn có thể tiếp tục sử dụng.
Xem lại lịch và ghi lại ngày đầu của kỳ kinh cuối. Bác sĩ sẽ sử dụng thông tin này để tính ngày dự sinh. (Đừng lo nếu kinh nguyệt của bạn không đều và bạn không chắc chắn lắm về ngày bắt đầu chu kỳ cuối của mình. Bác sĩ có thể lên kế hoạch siêu âm sớm để tính cho bạn.)
Dành thời gian để tìm hiểu bệnh sử của gia đình (cả bên nội và ngoại). Nếu bạn không rõ có ai trong dòng họ gặp phải các rối loạn gen và nhiễm sắc thể hay không, hãy kiểm tra thông tin với ông bà nội ngoài và những người họ hàng gần. Bác sĩ có thể hỏi bạn các thông tin này để có các khuyến cáo cần thiết cho các xét nghiệm sàng lọc tiền sản.
Câu hỏi 2: Buổi khám thai sẽ diễn ra như thế nào?
Bác sĩ thường sẽ bắt đầu bằng cách hỏi về những cảm giác và cảm xúc, những điều làm bạn thấy khó chịu cũng như những thắc mắc cần giải đáp. Họ cũng sẽ có những câu hỏi khác tùy thuộc vào các nghi vấn cụ thể trong trường hợp của bạn.
Mục đích của các lần thăm khám tiền sản là để kiểm tra tình trạng thai kỳ của bạn cũng như cung cấp những thông tin để giữ gìn sức khỏe cho cả hai mẹ con. Bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng, huyết áp, và nước tiểu, đo bụng của bạn, kiểm tra ngôi thai, nghe tim thai, thực hiện các cuộc kiểm tra và sắp xếp các xét nghiệm cần thiết đồng thời theo dõi chặt chẽ các biến chứng có khả năng xảy ra để can thiệp kịp thời.
Cuối buổi khám, bác sĩ sẽ tổng kết lại những gì họ ghi nhận được, giải thích các thay đổi bình thường trong thời gian tới, cảnh báo các dấu hiệu cần theo dõi, tư vấn các vấn đề về lối sống (như tầm quan trọng của dinh dưỡng trong thai kỳ; tránh thuốc lá, rượu và chất kích thích), và trao đổi với bạn về các ưu và khuyết điểm của các xét nghiệm tùy chọn mà bạn có thể sẽ quan tâm.
Câu hỏi 3: Anh ấy có nên đi cùng tôi không?
Tùy bạn thôi. Một số cặp vợ chồng thực sự thấy tốt hơn khi đi khám thai cùng nhau – đặc biệt trong các kỳ khám thai quan trọng như lần thăm khám đầu tiên, kỳ siêu âm, các đợt xét nghiệm quan trọng và những đợt trả kết quả. Tất nhiên là mọi thai phụ trên đời đều mong mỏi có bạn đời của mình – cha của đứa bé – sát cánh trong suốt thai kỳ. Điều đó quả thực hạnh phúc!
Siêu âm nhiều có ảnh hưởng gì đến thai nhi?
Con sinh ra không bị dị tật khi mẹ thực hiện đủ các xét nghiệm này, đảm bảo thai kỳ luôn khỏe mạnh
Tầm quan trọng của việc khám thai ở tam cá nguyệt 3
Những thủ thuật và xét nghiệm bác sỹ sẽ phải làm cho mẹ trong lần khám thai ở tam cá nguyệt 2
Mách mẹ cách đọc các chỉ số siêu âm thai cực chuẩn