• Trang chủ
  • > Sách
  • > Chuyển dạ
  • > Thực hư về quan niệm phải thụt hậu môn trước khi sinh: Cần thiết hay nguy hiểm?
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Thực hư về quan niệm phải thụt hậu môn trước khi sinh: Cần thiết hay nguy hiểm?

Thực hư về quan niệm phải thụt hậu môn trước khi sinh: Cần thiết hay nguy hiểm?

  • Tác giả:
  • Thể loại: Chuyển dạ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Ngày dự sinh đã gần kề, chắc hẳn là mẹ đã rất nôn nóng, vui mừng trông chờ bé yêu ra đời cũng như là đan xen một chút lo lắng cho tập đầu sinh nở này. Sẽ không ít mẹ thắc mắc rằng: Bé có chào đời đúng ngày dự sinh? Dấu hiệu chuyển dạ như thế nào? Hay là bản thân mẹ sẽ nên làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ? Bên cạnh đó, lại không ít hoang mang với những quan niệm có người bảo đúng, có người bảo sai như chuyện có nên thụt hậu môn trước khi sinh không? Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc này.

Khi mang thai, mẹ thường hay bị táo bón, vị trí ruột nằm ở bên trái, phía sau khung xương chậu nên rất dễ tích tụ một lượng phân lớn trong ruột, làm ảnh hưởng đến sự xoay chuyển và đi xuống của đầu thai nhi, gây trở ngại cho quá trình sinh nở. Thông thường, khi bắt đầu nhập viện để sinh nở thì các bác sĩ hộ sinh sẽ hỏi mẹ xem đã đi đại tiện lần gần nhất là khi nào? Và mẹ có đại tiện được nhiều phân hay ít phân? Nếu mẹ lâu rồi vẫn chưa đi đại tiện hoặc đại tiện khó khăn thì bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ thông thụt hậu môn bằng nước xà phòng ấm để đảm bảo vệ sinh trong quá trình sinh nở. Còn nếu mẹ vừa đi đại tiện thì việc làm này là không cần thiết. Sẽ có trường hợp bác sĩ quên hỏi mẹ điều này thì mẹ hoàn toàn có thể thông báo với bác sĩ để được sự trợ giúp.

Lợi ích của việc thụt hậu môn trước sinh?

Với những mẹ sinh con đầu lòng, cổ tử cung đã mở rộng không quá 4cm cũng như 2cm ở những mẹ sinh con thứ thì nên tiến hành thông thụt hậu môn để làm sạch phân trong ruột, tránh để lúc sinh hậu môn cũng mở ra, bài tiết phân ra ngoài, làm mất vệ sinh khu vực âm hộ, đường sản, em bé, bàn đẻ và các dụng cụ đỡ đẻ, gây ra một số khó khăn không cần thiết. Thụt hậu môn trước sinh còn tránh được khả năng gây viêm nhiễm với những mẹ cần rạch tầng sinh môn, bị rách âm hộ, rách sản đạo, đặc biệt là viêm nhiễm đến thai nhi. Ngoài ra, việc làm đó còn có tác dụng kích thích tử cung, tăng tốc cho quá trình sinh nở.

Những trường hợp không thích hợp thụt hậu môn?

Dù mang lại nhiều lợi ích nhưng không phải tất cả các mẹ khi sắp sinh đều nên thực hiện. Vẫn sẽ có những trường hợp không nên thụt hậu môn như:

Màng ối vỡ sớm, nếu thụt hậu môn có thể khiến cho dây rốn thoát vị.

Phần chui ra của thai nhi vẫn chưa lọt vào khung xương chậu. Với những mẹ có ngôi thai bất thường, việc thụt hậu môn sẽ làm cho màng ối vỡ sớm.

Những mẹ có tiền sử sinh mổ.

Những mẹ có tiền sử cấp cứu khi sinh hoặc những mẹ sẽ sinh đẻ trong vòng 1 tiếng sau.

Những mẹ có bệnh tim hoặc xuất huyết trước sinh…

Chúc mẹ có cuộc “vượt cạn” thành công, được “mẹ tròn con vuông”.

Bạn nên đọc
Quảng cáo