- Trang chủ
- > Sách
- > Tiêm chủng cho bé
- > Tìm hiểu về tiêm chủng
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Tìm hiểu về tiêm chủng
- Tác giả:
- Thể loại: Tiêm chủng cho bé
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 11/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
1. Tiêm chủng là gì?
Tiêm chủng là rất cần thiết và là một nội dung chính trong công tác phòng bệnh cộng đồng. Tiêm chủng là đưa vaccine vào cơ thể nhằm kích thích sự đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cơ thể đối với từng loại vi sinh vật hay kháng nguyên. Vaccine kích thích một chuỗi các phản ứng phức tạp của hệ thống miễn dịch trong cơ thể khiến cơ thể “ghinhớ” được loại kháng nguyên đó và sẵn sàng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh tương ứng khi nó xâm nhập vào cơ thể.
Có 2 loại vaccine là vaccine sống được làm giảm độc lực và vaccine bất hoạt. Hiện nay, có hàng chục loại vaccine khác nhau nhằm tạo miễn dịch cho nhiều bệnh thường gặp. Mỗi vaccine phòng ngừa các bệnh theo từng đối tượng, độ tuổi và mỗi vaccine chỉ phòng được một bệnh đặc hiệu. Một số vaccine có thể phòng bệnh cả đời sau một hoặc một chuỗi mũi tiêm theo lịch, một số loại khác chỉ có thời gian bảo vệ cơ thể theo từng năm (ví dụ như vaccine phòng cúm chẳng hạn).
2. Những trường hợp nào không được tiêm chủng
Luôn luôn đưa bé đi khám đúng hẹn, bác sĩ sẽ khám sàng lọc trước khi tiêm. Có những trường hợp không được tiêm chủng hoặc cần hoãn tiêm chủng:
- Những bé đang sốt.
- Những bé tiền sử có co giật do sốt hoặc động kinh
- Bé có phản ứng nặng với lần tiêm trước và với trường hợp sử dụng vaccine sống.
- Bé đang được điều trị với các loại corticoid và thuốc ức chế miễn dịch
3. Những phản ứng thường gặp sau tiêm chủng
Vắc-xin cũng như các thuốc dùng trong điều trị đều có thể gây ra những phản ứng không mong muốn khi sử dụng, đây là điều không thể tránh khỏi. Phản ứng sau tiêm chủng là bất kỳ sự kiện sức khỏe nào xảy ra sau tiêm chủng và không nhất thiết phải có mối quan hệ nhân quả với việc sử dụng vắc xin.
Phản ứng thông thường sau tiêm chủng bao gồm các phản ứng tại chỗ như ngứa, đau, sưng và/hoặc đỏ tại chỗ tiêm. Cũng có thể gặp phản ứng toàn thân bao gồm sốt và các triệu chứng khác (khó chịu, mệt mỏi, chán ăn) có thể là một phần của đáp ứng miễn dịch bình thường. Các phản ứng này thông thường là nhẹ và tự khỏi.
Tai biến nặng sau tiêm chủng là phản ứng bất thường sau tiêm chủng có thể đe dọa đến tính mạng bé (bao gồm các triệu chứng như khó thở, sốc phản vệ hay sốc dạng phản vệ, hội chứng sốc nhiễm độc, sốt cao co giật, trẻ khóc kéo dài, tím tái, ngừng thở hoặc để lại di chứng hoặc tử vong).
4. Theo dõi sau tiêm chủng
Sau khi bé được tiêm chủng, mẹ nên theo dõi bé trong vòng vài giờ tiếp theo xem có những phản ứng bất thường nào như sốt cao hoặc các triệu chứng của dị ứng. Với những phản ứng thông thường thì có thể tự chăm sóc và xử trí tại nhà, còn nếu gặp những tai biến nặng thì cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế.