- Trang chủ
- > Sách
- > Phát triển thể chất
- > Trẻ chậm biết đi do nhiều nguyên nhân
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Trẻ chậm biết đi do nhiều nguyên nhân
- Tác giả:
- Thể loại: Phát triển thể chất
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 05/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Bố mẹ lo phát sốt
Không giống như các gia đình nhà khác, hai anh chị Đỗ Phương Tr., (28 tuổi, Hà Nội) thuộc vào hàng hiếm muộn. Hai anh chị đã lấy nhau được già 2 năm nay nhưng mãi chẳng sinh được cháu nào. Cũng khám xét, cũng thuốc thang, cũng chụp chiếu nhưng kết quả không như mong đợi. May mắn thay, trong một dịp gần đây 2 năm trước, anh chị kiên trì dùng thuốc và kết quả sinh được 1 cháu trai. Anh chị quý và cưng chiều cháu lắm. Phần vì con đầu lòng, phần vì con một, lại phần vì hạ sinh được cháu trai nối dõi nên cả nhà ai cũng yêu mến.
Cháu khá kháu khỉnh, nhưng chỉ phiền một nỗi, cháu đã hơn 1 tuổi mà chẳng dám đi. Cháu không thể tự đứng, tự đi. Lúc nào cũng cần ông bà hoặc bố mẹ bồng bế. Nếu có đặt cháu xuống giường thì cháu chỉ nằm hoặc ngồi một chỗ mà ít thấy cháu đòi tập đi hoặc đòi tập đứng dò dẫm.
Anh chị Phương Tr. khá lo lắng. Không biết cháu có bị mắc bệnh gì không? Không biết cháu có rơi vào trạng thái rối loạn sức khỏe không? Cháu vẫn ăn, vẫn ngủ, vẫn chơi, vẫn bi bô. Cháu vẫn phản ứng với các kích thích xung quanh môi trường như âm thanh, đồ chơi, màu sắc. Nhưng tại sao cháu lại không đi như những đứa trẻ khác? Anh chị thèm lắm được một cái dắt tay con tập đi. Anh chị thèm một cái chập chững, thèm một cái dang tay đón con từ những bước đi đầu đời. Nhưng cứ đặt cháu đứng là cháu lại khóc hoặc ngồi bệt xuống.
Đọc thông tin trên mạng internet hoặc nghe đài báo, anh chị thấy hoang mang vô cùng khi cháu sắp sang tháng thứ 14 mà vẫn chưa có bước đi nào. Vậy cháu bị làm sao và có hệ lụy gì không?
Đừng quá hoảng hốt
Chậm đi là một dấu hiệu của sự chậm phát triển về tinh thần và vận động ở trẻ em. Nhìn chung, trước các cháu bé chậm biết đi, các ông bà, bố mẹ đừng quá hoang mang. Bởi nó đôi khi không gắn kết với một bệnh lý đặc hiệu nguy hiểm nào. Có rất nhiều đứa trẻ chậm đi chỉ đơn thuần là do sự chậm phát triển trung khu điều khiển vận động mà thôi.
Chậm biết đi có hay gặp không? Thực ra, đây không là vấn đề hay gặp ở trẻ em. Tỷ lệ chậm biết đi hoặc chậm phát triển về vận động có tỷ lệ khoảng 33 cháu trong 10.000 cháu. Tức là tính trung bình, cứ 10.000 đứa trẻ được sinh ra thì có khoảng 33 đứa trẻ bị rơi vào trạng thái chậm biết đi hoặc chậm phát triển vận động. Đó không là một tỷ lệ lớn. Và điều đó không có nghĩa là nguy hại.
Trong các nguyên nhân gây chậm biết đi, có một số nguyên nhân là bệnh lý, một số nguyên nhân là sinh lý, tức là, tốc độ phát triển thể chất cháu như thế. Nó không phương hại gì tới sức khỏe và sự phát triển của cháu bé sau này.
Vậy chậm đi có những nguyên nhân gì? Có một số nguyên nhân đáng chú ý sau đây.
Thứ nhất, nhóm bệnh lý di truyền. Có nhiều bệnh lý di truyền làm chậm phát triển đến kinh ngạc ở trẻ em. Vì chậm phát triển nên cháu nhỏ chậm luôn phát triển ngôn ngữ và vận động. Một số hội chứng có thể kể ra đây như hội chứng Down, hội chứng Turner, hội chứng Klinefelter...Những hội chứng này là các hội chứng bất thường nhiễm sắc thể trong vật chất di truyền và gây rối loạn trong chu trình phát triển của cơ thể. Đặc điểm của những cháu bé không may mắn này là phản ứng tâm lý sinh lý không còn bình thường. Những cháu bé này thường chậm chạp và có những biểu hiện "ngu ngơ", "ngờ nghệch". Cháu có những hành động kỳ dị giống như một đứa trẻ thiếu hiểu biết.
Thứ hai, nhóm bệnh lý não bộ, trong đó điển hình là bại liệt, bại não, chấn thương sọ não, u não, u tủy, u dây thần kinh. Những đứa trẻ này có mọi chức năng bình thường, chỉ ngoại trừ não bị mắc một bệnh lý nào đó gây bại liệt não. Thường khi não bại liệt triệu chứng chậm đi là triệu chứng đầu tiên. Dấu hiệu của nhóm bệnh này là cháu bé cũng chậm phát triển như những đứa trẻ ở trên. Các phản ứng với môi trường bên ngoài không còn nhanh nhạy. Các đáp ứng với tiếng gọi, các phản ứng cáu giận đều yếu ớt và chậm chạp.
Thứ ba, nhóm bệnh lý về cơ. Nếu không may cháu nhỏ bị mắc bệnh về cơ, teo cơ, giảm trương lực cơ thì cháu nhỏ rất chậm đi. Bạn sẽ thấy chân tay cháu bé nhỏ một cách tí teo. Các cơ ở chân tay nhỏ tự nhiên, trương lực giảm, cơ teo nhẽo. Khi bạn sờ vào bụng chân hoặc bụng tay thì không thấy cơ của cháu, gần như chỉ có da và mỡ mà lẽ ra ở lứa tuổi tập đi, chân tay cháu phải tròn căng và chắc nịch.
Thứ tư, nhóm bệnh về còi xương, suy dinh dưỡng. Khi cháu nhỏ không may rơi vào trường hợp này, cháu cũng khá chậm đi. Tình trạng chậm đi là do cháu không đủ dinh dưỡng, xương yếu mềm, cơ yếu mềm và làm cho cháu bị kém hẳn về khả năng đi đứng. Đặc điểm nhận dạng trong trường hợp này là chiều cao, cân nặng bị giảm nhẹ hẳn so với bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn. Bạn cũng sẽ thấy cháu hay quấy khóc, hay đòi bế, ngủ không ngon, tóc thưa, rụng...
Thứ năm, nhóm chậm đi do chậm phát triển tinh thần. Cùng với sự lớn lên của cơ thể, cháu sẽ học nói, học hát, học đứng, học đi. Đó là sự phát triển tinh thần. Nhiều cháu mọi chức năng đều bình thường nhưng khá chậm biết nói và khá chậm biết đi. Đó là do trung khu vận động trên não bộ chậm phát triển hơn so với độ tuổi cháu. Đặc điểm nhận dạng là phản ứng với kích thích môi trường vẫn bình thường. Cháu tỏ ra phản ứng mạnh mẽ với kích thích không mong muốn và rất thích thú với những kích thích cháu ham mê. Cháu vẫn ăn uống, ngủ ngon bình thường duy chỉ có chậm biết nói và chậm biết đi.
Thứ sáu, nhóm chậm đi tâm lý. Rất nhiều cháu rơi vào trường hợp này. Do cấu trúc tâm lý của não bộ, phần quy định tính mạnh mẽ, liều lĩnh bé hơn phần quy định sự nhút nhát, sợ sệt. Cho nên cháu rất nhát. Đặc điểm nhận dạng: đi đâu hoặc làm gì, cháu cũng rúc vào lưng của bố mẹ. Đi ra ngoài, cháu không tự tin chạy một mình mà bắt buộc cần bố mẹ dắt tay. Nếu cố tình tách ra, cháu khóc thét và phản ứng sợ hãi. Để kiểm định sự nhút nhát của con, bố mẹ chỉ cần làm một test đơn giản: test cầu thang. Bố mẹ để cháu tự đi vào một cầu thang ngắn chừng 5-6 bậc. Quan sát, bố mẹ sẽ thấy, cháu không dám mạnh mẽ bước đi ở giữa cầu thang mà phải đi ra sát rìa cầu thang, để tay còn vịn. Mặt khác, chân của bé đi lên đi xuống phải dò dẫm từng bước một, không dám từng chân đi từng bậc. Khi đó, đích thích cháu thuộc nhóm chậm đi tâm lý.
Thông tin và trường hợp chậm đi có nhiều. Nhưng có 2 thông tin quan trọng:
1. Nếu cháu không thuộc nhóm bệnh lý, tức là cháu thuộc nhóm chậm đi nguyên nhân thứ 5 và 6 thì đó không là điều đáng lo.
2. Nếu không có bệnh lý, bận cần phải yên tâm rằng cháu vẫn sẽ phát triển bình thường. Ngay khi đến độ tuổi phát triển đầy đủ, cháu sẽ đi lại như chúng bạn, khả năng trí tuệ và trí thông minh sẽ đuổi kịp các cháu khác. Do đó, các bậc ông bà cha mẹ không cần quá hoảng hốt nếu chẳng may cục cưng của mình tự nhiên chậm biết đi.
Trước khi ép con ăn vì sợ con còi cọc thì mẹ nên tìm hiểu kỹ xem con mình có thực sự còi hay không?
Cân nặng có phải yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển của trẻ?
Tổng hợp: Sự phát triển của trẻ 14 tháng tuổi
Tuổi thơ của con em chúng ta đang bị mai một vì mất dần thứ quen thuộc này
Triệu chứng của bệnh suy dinh dưỡng