• Trang chủ
  • > Sách
  • > Chăm sóc đặc biệt
  • > Trẻ khiếm khuyết và việc bú sữa mẹ
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Trẻ khiếm khuyết và việc bú sữa mẹ

Trẻ khiếm khuyết và việc bú sữa mẹ

  • Tác giả:
  • Thể loại: Chăm sóc đặc biệt
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 11/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:

Mẹ cần biết:

Lần đầu làm mẹ, bạn có thể gặp khó khăn với việc học cách cho con bú, đối với những trẻ sinh non, có dị tật bẩm sinh như mắc hội chứng Down, sứt môi, hở vòm miệng… thì việc cho bé bú càng khó khăn hơn. Thời gian khi mẹ cho bé bú có thể làm dịu đi những nỗi buồn của mẹ và nuôi bé tốt hơn để bổ sung dinh dưỡng và nâng cao hệ miễn dịch cho bé.

Bé bị sứt môi, hở vòm miệng sẽ gặp phải các vấn đề về hô hấp như cảm lạnh, dị ứng, nhiễm trùng tai. Nhiều nghiên cứu cho thấy, bé sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh khi được bú sữa mẹ thường xuyên.

Sữa mẹ cũng giúp trẻ mắc bệnh tim hoặc xơ hóa nang tăng trọng lượng cần thiết. Sữa mẹ giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và đường ruột, đặc biệt là ở trẻ mắc hội chứng Down.

Bác sĩ Jan Barger – nhà tư vấn cho con bú ở Wheaton, Illinois nói: Sữa mẹ có thể giúp trẻ khỏi bị nhiễm trùng trong phẫu thuật và các vết thương mau lành hơn. Đôi khi một số bà mẹ cảm thấy bất lực trong khi các bác sĩ đang cố gắng giúp bé, và việc cho con bú là điều tốt nhất mẹ có thể làm để giúp bé.

Tôi sẽ phải đối mặt với những vấn đề gì?

Bé khi sinh ra có các dị tật ở miệng có thể gặp khó khăn khi ngậm núm vú của mẹ. Khả năng mút sữa của bé tùy thuộc vào kích thước vòm miệng, kích thước núm vú và độ nén của núm vú. Nếu vú mẹ đủ mềm và có thể nén tốt, có thể giúp bé bị hở hàm ếch bú tốt hơn.

Đôi khi các cơ bắp vùng vú quá phát triển hoặc quá cứng, đều gây khó khăn cho bé trong quá trình bú. Bé cũng có thể gặp các vấn đề khác như: lưỡi quá lớn, vòm miệng bằng phẳng, làm bé không ngậm núm vú được sâu và mẹ bị đau.

Mẹ vẫn có thể cho bé bù bình thường ngay cả khi bé được chẩn đoán mắc các bệnh trên. Trong mọi trường hợp, bé cần được bú sữa mẹ đầy đủ, chỉ trừ trường hợp bé không thể chuyển hóa đường lactose.

Cách giải quyết vấn đề này như thế nào?

Mặc dù với những khiếm khuyết khác nhau, có những khó khăn riêng, nhưng lại có chung giải pháp. Bước đầu tiên là mẹ hãy chuẩn bị nguồn sữa của mình. Nếu bé không thể ngậm bú được, mẹ hãy vắt sữa càng sớm càng tốt ngay sau sinh và cho bé uống thường xuyên, tốt nhất là sau mỗi 2 hoặc 3 giờ. Bạn cũng nên nghỉ ngơi nhiều vì những lo lắng của bạn đối với bé đặc biệt như vậy sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc tiết sữa. Cảm xúc đóng vai trò quan trọng để kích thích sữa về.

Mẹ có thể bị căng thẳng khi cố gắng quan tâm và tạo mối quan hệ với bé, và những cảm xúc này gây bất lợi cho việc tiết sữa. Các chuyên gia khuyên mẹ nên dành thời gian ôm ấp bé lúc cho bé bú, để bé tiếp xúc với ngực mẹ các mối liên kết sẽ được thiết lập chặt chẽ.

Việc tiếp xúc da được xem như là một liệu pháp tự nhiên để kích thích nguồn sữa, giống như việc Kangaroo nuôi con vậy. Lúc đầu, có thể bé chỉ liếm và di chuyển đầu về phía mẹ, nhưng đó lại là những khoảnh khắc kì diệu nhất.

Khi mẹ đã có mối quan hệ với bé và việc tiết sữa ổn định, lúc này rất cần thiết để thử các thiết bị điều trị. Đối với những bé sinh non mắc hội chứng Down, các cơ bắp của bé rất kém phát triển, lúc này cần nhiều các thiết bị hỗ trợ gắn từ đầu đến lưng của bé. Các chuyên gia khuyên mẹ nên giữ bé nằm dưới cánh tay, tay kia hỗ trợ cằm bé và điều khiển vú của mẹ. Việc hỗ trợ định vị này đặc biệt quan trọng đối với những bé mắc hội chứng Pierre Robin.

Mặc dù mẹ đã làm hết sức, nhưng đôi khi bé vẫn bú rất chậm. Lúc này, mẹ hãy hỗ trợ bé bằng cách vắt sữa, cho vào những bình nhỏ có ống nối đến ngón tay hay núm vú để giúp bé luyện tập phản xạ nút, làm giảm nguy cơ bé chỉ thích sử dụng bình bú.

Đây là cách duy nhất để tránh phụ thuộc vào bình hay núm vú giả, làm bé quen với cảm giác của núm cao su và không muốn bú mẹ. Hiện tượng này được xem như là “ nhầm lẫn núm vú”. Tuy nhiên, đôi khi bình bú cũng hỗ trợ mẹ rất nhiều, nhất là trong trường hợp bé bị hở hàm ếch. Việc sử dụng bình bú giúp kiểm soát dòng chảy và lượng sữa.

Một phụ kiện hữu ích khác có thể hỗ trợ mẹ là lá chắn núm vú, giúp bé dễ bú đúng khớp hơn. Tuy nhiên, Bác sĩ Barger nói: càng sử dụng ít các phượng tiện can thiệp càng tốt.

Tôi có thể tìm thêm trợ giúp ở đâu?

Bé sinh ra mắc các khiếm khuyết kể trên cần phải được thăm khám bác sĩ thường xuyên để đảm bảo bé phát triển bình thường, khỏe mạnh. Mẹ cũng sẽ cần những hỗ trợ tinh thần từ người thân, gia đình, bè bạn vì quá trình học cách cho bé bú cần nhiều sự kiên nhẫn và linh hoạt.

Một trong những điều tốt nhất nên làm là nói chuyện với các bà mẹ khác.

Có nhiều trang web hỗ trợ bạn các vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm để tìm thấy thông tin hữu ích cho riêng mình.

Bạn nên đọc
Quảng cáo