• Trang chủ
  • > Sách
  • > Phát triển thể chất
  • > Trước khi ép con ăn vì sợ con còi cọc thì mẹ nên tìm hiểu kỹ xem con mình có thực sự còi hay không?
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Trước khi ép con ăn vì sợ con còi cọc thì mẹ nên tìm hiểu kỹ xem con mình có thực sự còi hay không?

Trước khi ép con ăn vì sợ con còi cọc thì mẹ nên tìm hiểu kỹ xem con mình có thực sự còi hay không?

  • Tác giả:
  • Thể loại: Phát triển thể chất
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 05/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Không có nỗi tự ái nào lớn hơn nỗi tự ái khi cảm thấy mình "không biết nuôi con". Bởi con là tình yêu, là hi vọng của bất kỳ cha mẹ nào. Do vậy, cha mẹ thường có 1 nỗi lo thường trực là con mình còi cọc. Nhưng thế nào mới là còi cọc?

Rất nhiều em bé có thân hình, sức khỏe hoàn toàn bình thường nhưng vẫn bị cha mẹ mình xếp vào hàng còi cọc, cần ép ăn, cần bổ sung thuốc. Khi thấy bé hàng xóm bụ bẫm hơn con mình, cha mẹ "sốt xình xịch" (just kidding). Hoặc khi ông bà, bạn bè tới chơi và nhận xét "sao không xổ sữa như bé A", "sao bé B cùng tháng mà bụ hơn bé nhà mình",... là cha mẹ thấy mình như đang mắc tội, lập tức tìm mọi phương pháp để nhồi nhét con nhiều hơn, tuần nào cũng cân đo đong đếm,...

Trước khi lo lắng, tìm cách ép con ăn nhiều để bớt còi cọc, các cha mẹ hãy cùng tìm hiểu kỹ xem con mình có thực sự còi cọc hay không?

Điều đầu tiên quan trọng: Khi đánh giá một em bé là còi cọc hay không, đó là "không so sánh". Mỗi bé có một cơ thể với hệ gien di truyền khác nhau, sẽ quy định sự cao thấp gầy béo khác nhau, làm sao có thể so bé này với bé khác. Một bé mà cha mẹ có dáng người gầy thì sẽ có xu hướng phát triển hoàn toàn khác với một bé mà cha mẹ mập mạp, to cao.

Thứ 2: cần đánh giá là bé đã không mập mạp từ trước tới nay, hay là trước đây mập mạp hơn nhưng gần đây không lên ký hoặc bắt đầu bị giảm ký? Bác sĩ Đoàn (Victoria Healthcare VN) đã giải thích điều này trong bài Đánh giá sự tăng trưởng của trẻ, trong đó có viết: Điều quan trọng nhất là con bạn có tăng trưởng theo tốc độ được dự đoán hay không. Muốn biết được tốc độ tăng trưởng thì phải theo dõi 1 quá trình. Giả sử con bạn có cân nặng ở bách phân vị thứ 10, và trong những lần đi khám định kỳ, bé vẫn tăng trưởng ở kênh bách phân vị thứ 10 đó (có thể xê dịch qua lại 1 chút, tùy thuộc vào tốc độ tăng trưởng của từng thời kỳ, nhưng nói chung vẫn đi lên theo hướng của kênh đó). Điều đó có nghĩa là con bạn vẫn tăng trưởng hoàn toàn bình thường.

Nghĩa là với 1 bé newborn 2,5kg chẳng hạn, khi lớn hơn, bé luôn có cân nặng dưới "chuẩn" là hoàn toàn bình thường, do "chuẩn" newborn là 3,2kg cơ mà. Bé khi sinh ra đã "dưới chuẩn", khi lớn lên vẫn duy trì sự "dưới chuẩn" thì điều đó hoàn toàn bình thường, bé hoàn toàn khỏe mạnh và phát triển đúng với kênh của bé. Không thể so sánh cân nặng của 1 bé newborn 2,5kg với 1 bé newborn 3,5kg.

Thứ 3: Nếu đột nhiên gần đây bé có vẻ bớt mập mạp thì cũng đừng lo. Khi sự tăng trưởng chiều cao của bé nhanh hơn so với sự tăng trưởng về cân nặng, thì trông bé sẽ "dài" hơn, có vẻ thiếu cân, nhưng chỉ một thời gian sau, cân nặng của bé sẽ tăng lên, bắt kịp với sự tăng trưởng chung của cơ thể.

Ngoài ra, bé có những giai đoạn tập trung phát triển trí não, kỹ năng (wonder weeks) nên sự phát triển thể chất có phần bị "xếp sau", bé có thể không ăn ngủ như bình thường, dẫn đến sút cân một chút. Các mẹ cần nắm được những giai đoạn này, khi bé có những thay đổi về ăn ngủ, có sụt ký một chút thì cũng không nên lo lắng, ép bé ăn ngủ.  

Thứ 4: Nếu bé mới trải qua một thời gian bị bệnh (tiêu chảy, sốt, mọc răng,...), mới đi du lịch dài ngày, mới bắt đầu ăn dặm, hoặc mới có thay đổi về môi trường (mới đi nhà trẻ, mới từ nhà cha mẹ chuyển về ở với ông bà dưới quê,...) thì không nên đánh giá ngay việc tăng giảm ký của bé. Hãy để một thời gian sau mới đánh giá.

Thứ 5: Chỉ có bác sĩ mới có thể kết luận bé còi cọc hay không. Để kết luận như vậy, bác sĩ cần đánh giá nhiều yếu tố khác nhau như: cha mẹ có cân nặng và tạng người thế nào, bé không mập mạp từ trước hay mới đây, thói quen ăn uống của bé ra sao, sức khỏe chung của bé ra sao, bé có bị những chứng bệnh có ảnh hưởng đến cân nặng như tiêu chảy, nôn ói hay không,...

Chúc các mẹ luôn "bình tĩnh nuôi con" nhé!

Bạn nên đọc
Quảng cáo