• Trang chủ
  • > Sách
  • > Phục hồi sau sinh
  • > Bạn đã thực sự sẵn sàng “yêu” sau khi sinh?
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Bạn đã thực sự sẵn sàng “yêu” sau khi sinh?

Bạn đã thực sự sẵn sàng “yêu” sau khi sinh?

  • Tác giả:
  • Thể loại: Phục hồi sau sinh
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 10/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Có lẽ đối với các mẹ bỉm sữa, quan hệ sau sinh em bé không còn là câu chuyện nồng nàn như trước khi sinh. Thế nhưng, chuyện “yêu” sẽ trở nên quan trọng với bạn sau một thời gian khi cơ thể và tâm lý của bạn ổn định trở lại. Để hai vợ chồng có thể “yêu” như thuở ban đầu thì trước hết, bạn cần xác định thời điểm nào an toàn để quan hệ và có sự yên tâm về sức khỏe của cơ thể.

Thời điểm nào an toàn để bắt đầu quan hệ sau sinh?

Nhiều chuyên gia y tế khuyên rằng mẹ bỉm sữa nên chờ khoảng bốn tuần sau khi sinh. Sẽ không an toàn nếu làm “chuyện ấy” chỉ mới hai tuần sau khi em bé chào đời, bởi vì trong thời gian này, bạn thường vẫn còn chảy máu và có nguy cơ bị nhiễm trùng máu hoặc tử cung cao.

Nếu cơ thể có các vết khâu, dù là do vết mổ, vết rạch hoặc cắt tầng sinh môn – thì các chuyên viên y tế sẽ khuyên bạn nên đợi cho đến khi sau lần tái khám vào tuần thứ sáu sau khi sinh.

Sau khi đã được sự đồng ý của chuyên viên y tế, bạn có thể bắt đầu quay lại đời sống tình dục bình thường.

Tình trạng ít ham muốn tình dục trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng sau khi sinh con là chuyện khá phổ biến. Trong sáu tuần đầu tiên sau khi sinh, bạn có thể bị kiệt sức, có thể còn đau và choáng ngợp. Cơ thể bạn cần thời gian để hồi phục. Hơn nữa, bạn còn phải chăm sóc cho bé yêu 24/7 sau đó nữa.

Bên cạnh đó, bạn sẽ có khả năng tiết ra ít chất bôi trơn âm đạo tự nhiên trong vòng 4-6 tuần đầu tiên sau khi sinh do hàm lượng estrogen trong cơ thể giảm đáng kể ở giai đoạn này. Nếu bạn đang cho bé bú sữa mẹ, tình trạng này sẽ vẫn còn tiếp diễn hoặc sẽ dần được cải thiện nếu tần suất cho bé bú giảm dần.

Bạn sẽ ngưng ham muốn tạm thời do những lý do này

Sau đây là một vài lý do khác khiến bạn có thể mất đi ham muốn trong giai đoạn này:

Làm mẹ có thể gây căng thẳng hoặc rối loạn tâm lí cho bạn. Mẹ bỉm sữa có thể cảm thấy kém hấp dẫn hoặc giảm tự tin vào cơ thể đã bị thay đổi sau khi sinh bé;

Bạn có thể lo sợ phải mang thai lần nữa, đặc biệt là nếu bạn đang sử dụng một hình thức tránh thai mới;

Bạn cũng có thể gặp phải nhiều mệt mỏi với bé hoặc mắc phải chứng trầm cảm sau sinh.

Nếu bạn chưa sẵn sàng để tiếp tục đời sống tình dục của mình, thì hãy cho cơ thể được nghỉ ngơi trước đã nhé. Bạn cần thời gian để điều chỉnh cả về thể chất và tình cảm cùng các nhu cầu chăm sóc cho bé và không cần phải vội vàng ‘yêu’ khi vẫn chưa sẵn sàng. Hơn nữa, bạn cũng mong muốn rằng quan hệ tình dục cũng cần phải đáp ứng được nhu cầu của bạn như là thời gian trước khi bé ra đời.

Nếu đã sẵn sàng quan hệ sau sinh nhưng vẫn sợ đau thì phải làm sao?

Bạn có thể lo lắng rằng “chuyện ấy” sẽ gây ra đau đớn. Nếu bạn bị rách đáy chậu hoặc có cắt tầng sinh môn khi sinh, bạn có khả năng sẽ có cảm giác nhạy cảm hơn ở khu vực này. Đối với một số phụ nữ, cảm giác này sẽ nhanh chóng mất đi nhưng số còn lại thì có thể vẫn cảm thấy khó chịu trong nhiều tháng sau khi sinh.

Hãy cố gắng chậm rãi và nhẹ nhàng hơn và cố gắng cảm nhận cơ thể của nhau, loại bỏ ý nghĩ trông chờ những kết quả sau đó. Cố gắng giành khoảng thời gian nhất định mà không khiến bạn phải quá vội vã. Nếu bạn không chắc chắn mình đã sẵn sàng hay chưa, hãy cân nhắc các lựa chọn khác như kích thích bằng tay hoặc miệng xung quanh âm vật. Bạn có thể yêu cầu ông xã tránh khu vực đáy chậu và âm đạo nếu bạn vẫn còn cảm giác đau.

Khi bạn cảm thấy sẵn sàng, bạn có thể thử nghiệm ở các vị trí khác nhau để có thể kiểm soát độ sâu của sự thâm nhập. Nếu bạn sinh mổ, hãy xem xét chuyện “yêu” ở tư thế nằm nghiêng để tránh đè lên vết thương. Bạn có thể sử dụng chất bôi trơn để giảm bớt sự khó chịu khi âm đạo bị khô. Bạn cũng có thể trao đổi với chồng mình để anh ấy biết được điều gì làm bạn dễ chịu và điều gì không nhé.

 

Bạn nên đọc
Quảng cáo