• Trang chủ
  • > Sách
  • > Bệnh trẻ em thường gặp
  • > Bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ mẹ nên lưu ý
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ mẹ nên lưu ý

Bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ mẹ nên lưu ý

  • Tác giả:
  • Thể loại: Bệnh trẻ em thường gặp
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Viêm thanh khí phế quản là một bệnh khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt ở độ tuổi dưới 5. Khi bị bệnh, giọng bé sẽ bị khàn (đôi khi mất tiếng) và thở khò khè khiến mẹ rất lo lắng. Những thông tin sau đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về chứng bệnh này để đỡ phần nào hơn trong việc chăm sóc bé.

Triệu chứng của bệnh

Thời gian dễ bị nhiễm bệnh nhất là vào mùa thu hoặc mùa đông, nguyên nhân do thanh khí phế quản bị phù nề, dẫn đến đường dẫn khí dưới thanh âm hẹp lại khiến bé khó thở, thở khò khè bao gồm các triệu chứng cụ thể như sau:

Thở khó khăn, tạo thành các tiếng rít.

Ho dữ dội, kéo dài thành từng cơn đặc biệt vào buổi tối.

Co rút lồng ngực mỗi khi thở.

Bé có thể bị sốt.

Giọng bị khàn đặc đôi khi mất tiếng.

Chảy nước mũi (giống với triệu chứng của bệnh cảm lạnh).

Bé không chịu ăn (do bị đau khi nuốt) hoặc mệt lả, ngủ li bì…

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh viêm thanh khí phế quản thường là do virus parainfluenza, adenovirus… Cơ chế lây nhiễm chủ yếu qua tiếp xúc, dùng chung khăn tay, đồ chơi… với người bị bênh. Khi bị bệnh, bé sẽ cần ít nhất một tuần hoặc hơn mới khỏe lại hoàn toàn.

Phương pháp điều trị

Khi thấy bé có dấu hiệu bị viêm thanh khí phế quản, mẹ có thể áp dụng các gợi ý sau đây giúp bé dễ chịu hơn trước khi cần đến liệu trình điều trị của bác sĩ:

Xông nước: Thực hiện rất đơn giản bằng cách cho bé vào trong phòng tắm, bật vòi hoa sen với chế độ nước nóng, khi hơi nước bốc lên khắp phòng, lượng không khí bé hít vào sẽ đi kèm với hơi nước này và giúp bé thở dễ dàng hơn.

Thở trong không khí lạnh: Mẹ có thể mở cửa tủ lạnh và cho bé thở trong không khí lạnh đó khoảng 15 phút cũng giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Làm ẩm không khí trong phòng khi bé ngủ bằng máy phun sương.

Khi ngủ, mẹ hãy đặt đầu bé lên gối cao, cũng là một cách giúp bé dễ thở.

Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Mẹ nên cho bé thăm khám bác sĩ khi thấy các dấu hiệu sau:

Sau khi áp dụng cho bé thở trong phòng tắm với hơi nước nóng hoặc trong tủ lạnh bé vẫn không thở dễ dàng hơn.

Nếu thấy vùng da xung quanh miệng bé, vùng mũi hoặc các ngón tay có màu hơi xanh.

Bé bị khàn giọng, nói không thành tiếng.

Một số lưu ý

Mẹ nên phân biệt rõ ràng bệnh viêm thanh khí phế quản do virus và viêm thanh khí phế quản co thắt. Với nhóm viêm thanh khí phế quản co thắt, nguyên nhân là do dị ứng hoặc trào ngược dạ dày. Với nhóm này, những phương pháp điều trị trên sẽ không giúp bé thuyên giảm mà phải sử dụng các loại thuốc điều trị dị ứng và bệnh trào ngược dạ dày.

Chúc bé mau khỏi bệnh nhé!

Bạn nên đọc
Quảng cáo