- Trang chủ
- > Sách
- > Bệnh trẻ em thường gặp
- > Nhận diện hội chứng bàn chân bẹt trẻ em
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Nhận diện hội chứng bàn chân bẹt trẻ em
- Tác giả:
- Thể loại: Bệnh trẻ em thường gặp
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 08/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Hội chứng bàn chân bẹt là gì?
Hội chứng bàn chân bẹt là một hội chứng thuộc nhóm bệnh biến đổi hình dạng cấu trúc của bàn chân trong đó vòm bàn chân phẳng, lòng bàn chân trở nên bẹt và tiếp xúc với toàn bộ bề mặt sàn. Chính vì lòng bàn chân trở nên bẹt dí xuống nên người ta gọi đây là hội chứng bàn chân bẹt.
Hội chứng bàn chân bẹt làm chiều dài của hai chân không bằng nhau, em bé sẽ gặp nhiều trở ngại trong đi lại, chạy nhảy và tới trường.
Bình thường, bàn chân của bất kỳ trẻ sơ sinh nào cũng phẳng do lòng bàn chân được lấp đầy bởi mô mỡ. Bắt đầu từ 3 tuổi trở đi, xương dài ra, mỡ ít đi tương đối, gân dây chằng chắc hơn, vòm bàn chân cong lên và khi đó hình thù bàn chân giống như người trưởng thành, tức là chúng không còn bị bẹt nữa. Nếu lúc này lòng bàn chân vẫn phẳng lạ thường thì khi đó có thể bé nhóc đang có nguy cơ mắc phải hội chứng bàn chân bẹt.
Mẹ bé có thể nhận biết như sau:
Đầu tiên đập vào mắt là bước đi. Thường khi bước đi bé “đi vòng kiềng” nghĩa là bàn chân ở tư thế nghiêng so với trục của cơ thể mà đúng ra chúng phải song song với nhau.
Khi bước đi trẻ giẫm lên mé trong bàn chân, khi đó gây tác động lên toàn bộ lòng bàn chân.
Khi xuất hiện một trong các dấu hiệu trên ở trẻ thì tốt nhất nên đưa bé đến các bác sĩ chỉnh hình nhi khoa để khám và điều trị. Trước khi đi gặp bác sĩ trong điều kiện tại nhà sơ bộ cần phải in hình lòng bàn chân lên giấy. Biện pháp nghiên cứu này cho phép xác định chuẩn đoán chính xác hơn.
Cách làm hướng dẫn mẹ bé như sau: Hãy nhỏ một vài giọt dầu ăn lên lòng bàn tay của mình và xoa tay thật đều. Sau đó bôi dầu lên các lòng bàn chân của bévà đặt chân bé lên tờ giấy trắng khoảng 3-5 giây. Trong khoảng thời gian này trên giấy dấu lòng bàn chân được hình thành rõ. Cần mang theo tờ giấy này đến tư vấn ở bác sĩ chỉnh hình. Nó giúp bác sĩ phát hiện bàn chân bẹt và không mắc sai lầm với các tiên lương và chiến thuật điều trị.
Thông tin cực kỳ hữu ích là nếu bạn đưa em bé tới gặp các chuyên gia sớm và kịp thời thì có thể khắc phục được tình trạng này. Còn nếu cứ chần chừ ở nhà và không muốn đi khám bệnh thì đáp án thay đổi gần như là không thể.
Khi nào mẹ phải chú ý?
Như trên đã nói, lúc dưới 3 tuổi, bàn chân của bé vẵn phẳng và vẫn bẹt. Lúc đó mẹ đừng lo lắng quá vì nó vẫn chỉ là một cách phát triển bình thường. Từ 3 tuổi trở đi, nếu lòng bàn chân bẹt lại, dáng đi khấp khểnh, thì mẹ bé hãy chú ý đặc biệt. Bởi lúc này có thể một số em bé thuộc thể mũm mĩm vẫn có bàn chân khá phẳng.
Nếu đến năm 6 tuổi, bàn chân bé vẫn như vậy và không có sự thay đổi gì về hình dáng thì chẩn đoán gần như chính xác.
Lúc nào mẹ phải đưa bé đi khám? Lúc bé 6 tuổi mà không thấy tình hình thay đổi nhiều thì phải đưa đi khám.
Khi nào cần điều trị? Ngay khi được bác sỹ chẩn đoán là bàn chân bẹt thì cần điều trị ngay. Nếu bạn cứ để đấy và đợi mãi mà không điều trị, sau 12 tuổi, việc chữa trị cho bé trở nên vô dụng.
Điều trị khó không?
Điều trị không khó nhưng rất tiếc lại không có biện pháp điều trị bằng thuốc cho hội chứng này. Để điều trị các trẻ bị mắc bàn chân bẹt cần áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu. Chúng bao gồm các biện pháp sau:
Thể dục trị liệu
Matxa
Nắn chỉnh bằng tay
Điện di tại chỗ
Đắp parafin tại chỗ
Đắp sáp khoáng tại chỗ
Các liệu pháp này hướng đến tăng cường và làm tăng tuần hoàn máu cho các cơ vòm bàn chân, chỉ định các tác động kích thích nhẹ lên bộ máy dây chằng và các khớp cổ chân.
Thời gian điều trị thường kéo dài từ 10 đến 14 ngày trong 1 đợt điều trị và tiến hành một vài đợt như vậy trong một năm. Trong khoảng thời gian giữa các lần liệu pháp khuyến khích cho các bé mang giày chỉnh hình hoặc miếng lót chân, cũng như matxa hàng ngày tại nhà.