• Trang chủ
  • > Sách
  • > Bệnh trẻ em thường gặp
  • > Sơ cứu khi bé lên cơn động kinh co giật tại nhà
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Sơ cứu khi bé lên cơn động kinh co giật tại nhà

Sơ cứu khi bé lên cơn động kinh co giật tại nhà

  • Tác giả:
  • Thể loại: Bệnh trẻ em thường gặp
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:

Sợ hãi

Chị Nguyễn Thu Trà, 33 tuổi (Hà Đông, Hà Nội) bế thốc cháu bé trên tay đến với chúng tôi trong tâm trạng vô cùng hoảng loạn và sợ hãi. Cháu thứ 2 của chị là một cháu trai. Cháu bé khá khôi ngô, đáng mến. Cháu đã được 3 tuổi rưỡi.

Trong một buổi sáng mẹ đi làm, bố được nghỉ. Hai bố con đang nằm ngủ trưa với nhau. Đột nhiên cháu bé vùng tỉnh dậy, ngồi tự lự trên giường. Bố cháu đang gà gật nên bảo cháu nằm xuống và tiếp tục ngủ đi bởi mới có gần 12 rưỡi, vẫn còn khá sớm. Nhưng gọi mãi không thấy cháu nằm xuống.

Anh mở mắt tí hí ra thì thấy cháu ngồi im trên giường, không cử động, mắt nhìn ra xa xăm như thể mải ngắm cái gì. Bố cháu thấy lạ quá, vùng dậy, gọi cháu mấy câu liền, nhưng cháu vẫn không đáp ứng. Anh hoảng quá, bế cháu vào lòng.

Khi bế cháu vào lòng thì anh thấy hiện tượng một chân của cháu vận động tốt nhưng một chân có vẻ cứng đờ, rất khó cử động cho cháu. Sau đó tình trạng cứng đờ này cứ lan dần lên trong vòng 1 tiếng tiếp theo. Khi lên đến mặt thì anh thấy nửa mặt cháu cơ co nhấp nháy. Đến lúc này cháu bắt đầu co giật toàn thân. Anh vội gọi điện thoại cho mẹ cháu, bé đến bệnh viện.

Trên đường đến bệnh viện, cháu co giật tay liên hồi, mắt trợn ngược lên, bọt mép sùi ra, thân ưỡn cong. Đến với chúng tôi, cháu bé vẫn còn bọt mép dính ở trên miệng, mặc dù lúc đó cháu đã ngủ rồi. Cháu được chẩn đoán động kinh ở trẻ em, mặc dù còn phải theo dõi thêm.

Thế nào là động kinh trẻ em?

Động kinh trẻ em là một dạng bệnh động kinh như ở người lớn, trong đó có những đợt phóng điện kịch phát, theo từng cơn ở vỏ não, làm rối loạn chức năng não bộ kịch phát, cấp tính mà điển hình nhất đó là rối loạn chức năng vận động và chức năng ý thức.

Động kinh ở trẻ em có nhiều dạng khác nhau nhưng thường gặp 2 dạng bệnh là động kinh toàn thể và động kinh thùy thái dương.

Động kinh toàn thể là dạng có co giật toàn thân với cơn co giật điển hình: triệu chứng báo trước, co cứng co giật, ngủ sâu.

Động kinh thùy thái dương là dạng không có co giật điển hình nhưng cháu bé bị mất ý thức một thời gian chừng vài phút, tuyệt nhiên hỏi không đáp ứng gì.

Cơn động kinh dễ nhận ra nhất ở trẻ em đó là động kinh toàn thể. Cháu bé sẽ lần lượt trải qua 3 giai đoạn điển hình: triệu chứng báo trước, co cứng co giật và ngủ sâu. Khi lên cơn co cứng co giật nghĩa là cơn động kinh đã lan toàn bộ vỏ não. Bạn sẽ quan sát thấy: thân thì ưỡn cong, chân duỗi ra, tay co giật liên hồi, răng nghiến lại, mắt trợn ngược, bọt mép sùi ra, môi tím tái. Nhưng tuyệt nhiên, em bé không có triệu chứng sốt hoặc triệu chứng mất nước kèm theo.

Ngay khi có biểu hiện trên, bạn cần biết xử trí đúng cách, nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện để được chẩn đoán xác định. Bạn sẽ mất cơ hội chẩn đoán chính xác cho bé nếu thời gian bạn đưa tới bệnh viện quá 30 phút tính từ khi cơn co giật kết thúc.

Khi nào cần điều trị?

Tất cả mọi cơn co giật hoặc cơn vắng ý thức ở trẻ em cần được chẩn đoán chính xác trước khi bước vào điều trị bài bản và đầy đủ. Bởi thuốc điều trị động kinh phải dùng liên tục, kéo dài, độc hại, có ảnh hưởng đến chức năng não bộ, chức năng gan thận. Nếu không phải động kinh, chúng ta không nên dùng biện pháp điều trị mang tính chất ngăn ngừa, dự phòng.

Người ta cần chẩn đoán phân biệt để loại trừ động kinh với một số bệnh khác cũng có co giật: sốt cao co giật, thiếu can xi co giật, rối loạn điện giải co giật, hạ đường máu co giật.

Vì vậy, ngay khi em bé có cơn động kinh, bạn đừng điều trị gì, hãy cấp cứu tốt, sau đó nhanh chóng di chuyển tới bệnh viện gần nhất. Tại đây, các bác sỹ sẽ làm xét nghiệm đường máu, can xi, điện giải, ghi điện não.

Ngay cả khi xác định được động kinh, người ta cũng trì hoãn điều trị. Người ta chỉ bắt đầu thiết lập điều trị nếu trong 1 tháng xuất hiện 3 cơn co giật hoặc 6 tháng liên tiếp xuất hiện 3 cơn co giật. Do đó, việc ghi nhật ký theo dõi ngày giờ, cơn co giật của bé là rất quan trọng giúp bác sỹ xác định có cần thiết phải điều trị hay không.

BS. Yên Lâm Phúc

Bạn nên đọc
Quảng cáo