• Trang chủ
  • > Sách
  • > Bệnh lý thai kỳ
  • > Bí quyết chữa chứng chuột rút khi mang thai
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Bí quyết chữa chứng chuột rút khi mang thai

Bí quyết chữa chứng chuột rút khi mang thai

  • Tác giả:
  • Thể loại: Bệnh lý thai kỳ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Mẹ bầu rất thường bị chuột rút ngay khi vừa bắt đầu giấc ngủ. Những cách làm giảm thiểu chuột rút sau đây sẽ giúp bạn có được một đêm trọn giấc.

Chuột rút là sự co cơ không tự ý, gây đau ở đùi, bắp chân và chân, thường xảy ra vào ban đêm, trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba của thai kì.

Tại sao chuột rút thường xảy ra ở phụ nữ mang thai?
Không ai biết rõ tại sao phụ nữ mang thai lại thường bị chuột rút. Có thể do cơ chân của mẹ bầu phải mang một khối lượng quá tải, do tử cung lớn dần chèn ép lên tĩnh mạch khiến máu không thể về tim hoặc do tử cung chèn ép lên dây thần kinh từ tủy sống xuống chân.

Chuột rút thường bắt đầu xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ hai và ngày càng dữ dội hơn khi thai nhi lớn dần. Chuột rút cũng xảy ra vào ban ngày nhưng mẹ bầu lại hay cảm thấy mình bị điều này nhiều hơn vào ban đêm. Đây cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu hay giật mình giữa đêm.

Những phương pháp giúp giảm thiểu chuột rút khi mang thai

Mặc dù chưa có bằng chứng thuyết phục nhưng nhiều người cho rằng việc căng cơ chân trước khi ngủ có thể giúp giảm tần suất bị chuột rút. Bài tập căng cơ chân như sau:

Bước 1: Bạn đứng trước một bức tường, giơ tay hướng về bức tường, lòng bàn tay áp vào tường;

Bước 2: Đặt chân phải phía sau, chân trái phía trước;

Bước 3: Từ từ di chuyển chân trái về phía sau trong khi chân phải vẫn giữ thẳng gối và gót chân vẫn chạm sàn;

Bước 4: Giữ tư thế căng cơ trong khoảng 30 giây, giữ lưng thẳng và hông hướng về phía sau. Phải thật chú ý đừng xoay chân và đừng đứng bằng ngón chân;

Bước 5: Sau khoảng 30 giây thì đổi chân.

Uống viên bổ sung magiê cũng có tác dụng ngăn ngừa chuột rút khi mang thai. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm giàu magiê như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây khô, các loại hạt và quả.

Một cách khác để giảm bị chuột rút là uống nhiều nước. Nếu nước tiểu có màu trong hoặc vàng tươi là bạn đã uống đủ nước. Nếu nước tiểu có màu vàng sậm tức là cơ thể bạn đang thiếu nước.

Mẹ bầu nên chọn những loại giày và vớ chân phù hợp, thoải mái, có tác dụng nâng đỡ và tiện lợi. Bạn có thể mang các loại giày có phần viền bao quanh ở gót chân, các loại này giúp giữ vững đôi chân, tránh bị trượt.

Năng hoạt động cũng ngăn chuột rút khi mang thai, nhưng mẹ bầu nhớ kiểm tra sức khỏe trước khi vận động nhé!

Mẹ bầu cần làm gì ngay khi bị chuột rút?

Khi bị chuột rút, bạn cần nhẹ nhàng duỗi và cong chân cũng như các đầu ngón chân vài lần và đứng trên một bề mặt lạnh để giúp giảm co thắt cơ.

Trong một số trường hợp, khi đã co duỗi chân và đứng trên bề mặt lạnh nhưng không giảm tê chân, bạn nên đến gặp bác sĩ, vì có thể chuột rút xảy ra do cục máu đông tắc nghẽn mạch.

Ngoài ra, massage chân hoặc đắp đệm ấm cũng giúp giảm tê chân.

Hiện tượng chuột rút khi mang thai là rất thường gặp, bạn đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, trong vài trường hợp hiếm hoi, chuột rút gây ra đau đớn dữ dội do cục máu đông gây tắc nghẽn mạch. Nếu gặp tình trạng đau nặng và dai dẳng kèm theo dấu hiệu sưng đỏ ở chân, mẹ bầu nên đến ngay bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Bạn nên đọc
Quảng cáo