• Trang chủ
  • > Sách
  • > Bệnh lý thai kỳ
  • > Cách để xoay ngôi thai vào cuối thai kỳ
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Cách để xoay ngôi thai vào cuối thai kỳ

Cách để xoay ngôi thai vào cuối thai kỳ

  • Tác giả:
  • Thể loại: Bệnh lý thai kỳ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Người mẹ đang mang thai 37 tuần và thai nhi ngôi ngược. Các bác sĩ đã tìm cách xoay ngôi thai để thai nhi quay đầu lại và người mẹ có thể sinh thường suôn sẻ.

Người mẹ mang thai 37 tuần tuổi lo lắng đến gặp bác sĩ vì thai nhi ngôi ngược trong khi cô ấy chỉ muốn sinh thường để giảm bớt những rủi ro có thể gặp phải khi sinh con. Cô ấy đã chờ thai nhi xoay đầu xuống từ rất lâu rồi, và đến khi 37 tuần thì cô hoàn toàn không còn hi vọng gì về chuyện em bé sẽ chiều ý mẹ.

Khi đến gặp bác sĩ, cô bày tỏ niềm mong mỏi của mình và hỏi bác sĩ “liệu có cách nào để xoay ngôi thai không?”. Vị bác sĩ khám thai xem xét tất cả các chỉ số để chẩn đoán người mẹ này có thể sinh thường được không, nếu như ngôi thai thuận. Cuối cùng, các chỉ số đều tốt. Lưỡng đỉnh của bé, xương chậu của người mẹ, sức khỏe của mẹ và em bé đều trong chuẩn cho phép. “Tôi sẽ thử”, vì bác sĩ nói.

Clip này ghi lại cảnh bác sĩ dùng tay để xoay ngôi thai. Chỉ với hai bàn tay, vị bác sĩ đã dễ dàng xoay ngôi thai từ thai nhi ngôi mông về vị trí ngôi thai thuận lợi nhất. Đây là một ca xoay ngôi cho thai ngôi mông nên thời gian lâu hơn so với ca xoay ngôi cho thai nhi ngôi ngang. Tỉ lệ thành công của việc xoay ngôi thai khoảng 40% với ngôi mông và 90% với ngôi ngang.

Có thể mẹ chưa biết:

Thông thường khi có thai khoảng 34 tuần, thai nhi sẽ dần dần xoay vị trí của mình để đi xuống khu vực xương chậu. Đây là dấu hiệu cho thấy các bé đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc lọt lòng mẹ. Khi thai nhi quay đầu xuống, bạn sẽ cảm thấy bụng dưới thốn và nặng nề hơn. Càng gần đến ngày sinh nở, đầu thai nhi càng thúc xuống khiến bạn đau nhức.

Lúc này bạn cần đi siêu âm để xem ngôi thai thuận chưa, các khả năng sinh thường có cao không. Một số bé chuẩn bị chui ra khỏi bụng mẹ với mông hoặc chân. Cũng có bé thích nằm ngang, đặt khuỷu tay hoặc cánh tay chắn ngang “lối ra”. Tất cả những trường hợp trên đều là ngôi thai bị ngược. Ở vị trí ngôi ngược, bé vẫn có thể chào đời bằng phương pháp sinh thường nhưng khi chào đời, thai nhi sẽ rất dễ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm và thậm chí người mẹ sẽ phải sinh mổ.

Trong trường hợp thai ngôi ngược, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách xoay ngôi thai. Trên thực tế, các bác sĩ khoa sản có những cách xoay chuyển ngôi thai rất hiệu quả. Nếu phát hiện thai nhi đang có ngôi thai bất thường, mẹ hãy thông báo với bác sĩ và tham khảo về những cách giúp xoay chuyển ngôi thai.

Dưới đây là một vài cách đơn giản mẹ có thể tự làm giúp thai nhi dễ dàng xoay chuyển ngôi thai:

Giơ chân lên cao

Tư thế này có thể thực hiện từ tuần 37. Mẹ bầu nên thực hành 3 lần/ngày lúc mẹ đói bụng để tránh tình trạng trào ngược dạ dầy.

Chống chân

Động tác này nên thực hiện từ tuần 37 cũng có tác dụng giúp dễ dàng thay đổi ngôi thai.

Bơi lội

Trong quá trình mẹ bơi lội, em bé sẽ xoay chuyển trong bụng và dễ vài vị trí thuận ngôi. Bơi lội cũng giúp mẹ thư giãn cơ bắp và giảm đau đớn trong thời gian mang thai.

Tập luyện với bóng

Những bài tập xoay hông, mông với bóng hàng ngày cũng giúp thai nhi xoay chuyển trong bụng bầu và giúp bé chuyển về vị trí sinh nở dễ dàng.

Phương pháp nóng - lạnh

Cách làm vô cùng đơi giản: Mẹ dùng một chiếc khăn mềm thấm vào nước lạnh rồi thoa lên bề mặt da bụng, sau đó vẫn chiếc khăn này mẹ lại thấm vào nước ấm nóng vừa phải rồi lại lau nhẹ trên bụng.

Cho bé nghe nhạc

Mẹ nên nói chuyện hàng ngày với bé, cho bé nghe nhạc ở vị trí bụng dưới và khuyến khích bé vận động. Khi đó bé sẽ có thể sẽ xoay đầu để chuyển xuống gần chỗ có âm thanh hơn.

Bạn nên đọc
Quảng cáo