- Trang chủ
- > Sách
- > Bệnh lý thai kỳ
- > Tìm hiểu hội chứng hạn chế phát triển bào thai
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Tìm hiểu hội chứng hạn chế phát triển bào thai
- Tác giả:
- Thể loại: Bệnh lý thai kỳ
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 08/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Đó là hội chứng gì vậy?
Hội chứng hạn chế phát triển bào thai hay hạn chế phát triển trong tử cung (IUGR) là một hội chứng bệnh lý khá nghiêm trọng. Hội chứng hạn chế phát triển bào thai là tình trạng thai nhi kém phát triển ngay từ trong giai đoạn bào thai hay trong tử cung.
Ngay khi mẹ mang thai, bào thai đã lớn lên từng ngày. Nhưng nếu vì một lý do nào đó, bào thai cứ ì ra và không chịu lớn lên, hội chứng hạn chế phát triển bào thai xuất hiện. Người ta gọi là hạn chế phát triển bào thai khi và chỉ khi cân nặng của bé thấp hơn so với kỳ vọng.
Muốn biết cân nặng thấp hơn lẽ tất nhiên người ta phải đo, phải cân. Nhưng thật khó khăn, người ta lại không có cách nào cân trực tiếp được em bé khi em bé đang còn trong bụng mẹ. Vì thế, người ta đành phải sử dụng các công cụ đo đạc gián tiếp, đó là siêu âm thai sản. Qua siêu âm, dựa vào mốc đo, dùng các công thức ước lượng, người ta có thể gián tiếp xác định cân nặng của thai nhi với độ chính xác đạt khoảng 90%.
Hạn chế phát triển bào thai được xác định khi khối lượng thai nhi thấp hơn so với tuổi thai bình thường của bé, cân nặng này nằm dưới đường 10% percentile. Đường này đã được thiết lập thành biểu đồ với từng tháng của thai kỳ.
Tuy nhiên, có điều cần chú ý, chỉ được xác định là hạn chế phát triển bào thai khi bà mẹ được siêu âm thai sản 2 lần độc lập với 2 bác sỹ độc lập cùng đo ra kết quả thấp hơn đường 10% percentile. Chúng tôi cần tới 2 lần siêu âm vì cân nặng của bé khá dao động tùy thuộc vào cách bác sỹ đặt đầu dò để tính ra khối lượng.
Tại sao cần chú ý sát vậy? Bởi hội chứng này không dễ chịu với em bé.
Khó chịu ở chỗ nào?
Hội chứng phát triển bào thai gây ra nhiều hệ lụy ngay trong thời kỳ thai sản, tiếp tục gây ra sự cố ở giai đoạn sau sinh và không có dấu hiệu dừng gây phiền phức ở tuổi lớn lên sau này.
Trong giai đoạn thai kỳ, nếu em bé bị hạn chế phát triển quá mức, có thể dẫn tới thai chết lưu, tức là tử vong trước khi sinh. Nếu em bé may mắn qua được biến chứng này, thì em bé cũng không có khả năng được sinh thường mà khả năng cao phải sinh mổ bởi bé dễ bị ngạt, suy hô hấp nếu cố gắng duy trì bằng phương pháp sinh thường.
Trong giai đoạn sau sinh, em bé có thể gặp tình trạng máu cô, máu tăng độ nhớt khiến cho máu dễ tắc và bị đông lại. Em bé có thể gặp tình trạng tụt đường huyết sơ sinh ngay từ những ngày đầu tiên và có thể rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Bé con cũng có thể vướng vào sự cố thiếu oxy do không đủ khả năng vận chuyển oxy đi nuôi cơ thể. Thường những em bé bị hạn chế phát triển phát triển bào thai hay đi kèm với sự bất thường trong cấu trúc và bất thường trong chức năng của não bộ dẫn tới khả năng trí tuệ của em bé suy giảm hơn so với các bé khác.
Làm gì nếu biết bé đã bị hạn chế phát triển bào thai?
Bạn chỉ có 2 lựa chọn.
Nếu thai của bạn đã đủ tuổi có khả năng sinh tồn (từ 34 tuần trở lên) thì bác sỹ của bạn sẽ có kế hoạch cho bạn sinh sớm hơn dự kiến. Vì bạn đã không còn đủ khả năng nuôi dưỡng em bé phát triển đầy đủ trong bụng. Tốt nhất là cho em bé ra đời sớm và chăm sóc theo hình thức tăng cường, tích cực.
Nếu thai của bạn dưới tuổi có khả năng sinh tồn (dưới 34 tuần) thì bác sỹ của bạn sẽ có kế hoạch phối hợp cùng với bạn để tích cực nuôi dưỡng cho thai nhi lớn lên thêm. Thật ra không có nhiểu biện pháp có thể thực hiện được trong lúc này ngoài biện pháp nuôi dưỡng. Một số biện pháp khác có thể áp dụng nhưng rất đặc biệt và cần xem xét cụ thể vào sức khỏe của bà mẹ, tình trạng dịch ối, mức độ hạn chế phát triển nghiêm trọng của đứa con.
Biện pháp phòng ngừa
Đứng về phía bà mẹ, biện pháp phòng ngừa mẹ có thể thực hiện được bao gồm 2 biện pháp chính thiết yếu sau đây.
Một, bạn cần có kế hoạch mang thai trước 35 tuổi. Sau lứa tuổi này, thai kỳ của bạn nhiều trục trặc xảy ra. Trước lứa tuổi này bạn có thể tránh được nhiều nguy cơ thai kỳ bao gồm cả hạn chế phát triển bào thai hay hạn chế phát triển trong tử cung.
Hai, bạn cần dinh dưỡng đầy đủ trước khi mang thai 1 tuần, trong mang thai và kéo dài sang cả thời kỳ cho con bú. Nếu đợi mang thai, xác định mang thai rồi mới có kế hoạch nuôi dưỡng thì kể ra đã được gọi là muộn.
Làm được như vậy, bạn sẽ hạn chế thấp nhất nguy cơ hạn chế phát triển bào thai.