• Trang chủ
  • > Sách
  • > Phát triển thể chất
  • > Cân nặng có phải yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển của trẻ?
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Cân nặng có phải yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển của trẻ?

Cân nặng có phải yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển của trẻ?

  • Tác giả:
  • Thể loại: Phát triển thể chất
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 05/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Cân nặng có phải yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển của trẻ là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ có cái nhìn tổng quan và chính xác nhất.

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ở Việt Nam gần khoảng 30%, một con số khá lớn. Có lẽ cũng vì nguyên nhân này, vấn đề cân nặng của trẻ dưới 5 tuổi luôn là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ. Không chỉ suy dinh dưỡng, mẹ còn lo con bị béo phì. Tuy nhiên, cân nặng có phải yếu tố quan trọng duy nhất mẹ cần quan tâm?

Khác với suy nghĩ của nhiều mẹ, cân nặng của trẻ không chỉ đơn thuần là hệ quả của chế độ dinh dưỡng hàng ngày mà còn liên quan đến những nhân tố khác như sự di truyền, vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe của mẹ trong thai kỳ, khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể trẻ… Vì vậy, thật không công bằng với trẻ, nếu mẹ cứ dựa trên cân nặng để phán xét sự phát triển của bé.

Theo các chuyên gia, với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cân nặng chỉ là tiền đề giúp mẹ đánh giá xem liệu có đang phát triển theo chiều hướng tích cực hay không chứ không phải là yếu tố quan trọng nhất. Chính sự phát triển về thể chất, trí tuệ và tốc độ tăng cân của bé mới là điều đáng để mẹ quan tâm.

1. Cân nặng của trẻ: Khi nào cần lo?

Là một cá thể riêng biệt, mỗi bé sẽ có sự phát triển của riêng mình, vì vậy, việc so sánh cân nặng của các bé cùng tuổi sẽ rất “khập khiễng”. Dù chậm hơn bạn bè đồng lứa, nhưng nếu bé vẫn đang phát triển “đều đều” cả về cân nặng và chiều cao, mẹ không cần quá lo lắng.

Chỉ nên lưu ý khi lâu quá không thấy con tăng cân hay cao thêm nữa. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy sự phát triển của bé bị “đình trệ”, báo động đỏ cho thấy bé đang gặp vấn đề trong việc hấp thu chất dinh dưỡng hoặc bệnh tật.

2. Những mốc quan trọng cần lưu ý trong sự phát triển của trẻ

Không phải giống nhau “100%”, nhưng ở mỗi độ tuổi, bé sẽ có những mốc phát triển nhất định. Tùy tốc độ phát triển của riêng mình, bé có thể “đạt ngưỡng” sớm hoặc chậm hơn đôi chút so với mốc chuẩn. Tuy nhiên, nếu cảm thấy bé đang có dấu hiệu khác thường, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.

 

Thông thường, sự phát triển kỹ năng của bé sẽ chia làm 4 loại, bao gồm: khả năng vận động tinh, vận động thô, ngôn ngữ và nhận thức. Dựa trên những cột mốc phát triển chuẩn theo từng độ tuổi, mẹ có thể so sánh, đánh giá và nhanh chóng nhận ra những bất thường ở trẻ. Từ đó sẽ đưa ra những phương pháp điều trị hợp lý.

Mỗi ngày với bé là một niềm vui khám phá mới. Sẽ không có gì lạ khi bé lại phát hiện thêm kỹ năng mới với từng ngày trôi qua. Vào mỗi một độ tuổi, bé sẽ có những cột mốc phát triển khác nhau. Chỉ khi nắm vững được điều này, ba mẹ mới có thể giữ bé an toàn và khỏe mạnh.

        
3. Những vấn đề liên quan đến cân nặng của trẻ

Thừa cân, béo phì: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em, trong đó, dinh dưỡng là một trong những yếu tố cốt lõi nhất. Theo thống kê năm 2013, có gần 40% trẻ em tiểu học ở TP. Hồ Chí Minh đang bị thừa cân béo phì. Nếu lo lắng về cân nặng của con, mẹ nên trao đổi thêm với các bác sĩ, không nên tự ý cắt giảm khẩu phần ăn hàng ngày của con, bởi đây là giai đoạn bé cần nhiều dưỡng chất để phát triển về tinh thần cũng như thể chất.

Còi xương, suy dinh dưỡng: Không xuất phát từ nguyên nhân thiếu ăn, nhưng tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở Việt Nam cũng khá cao, chiếm gần 30% số lượng trẻ em dưới 5 tuổi. Suy dinh dưỡng không chỉ khiến bé kém phát triển về cân nặng và chiều cao mà còn gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Bởi không có đủ các dưỡng chất cần thiết, bé không thể phát triển một cách toàn diện được.

Bạn nên đọc
Quảng cáo