- Trang chủ
- > Sách
- > Chăm sóc đặc biệt
- > Chăm sóc trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Chăm sóc trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ
- Tác giả:
- Thể loại: Chăm sóc đặc biệt
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 11/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng trong tử cung hay trẻ sơ sinh chậm tăng trưởng trong tử cung có những đặc điểm riêng:
Những trẻ có vòng đầu bình thường là suy dinh dưỡng trong tử cung mức độ nhẹ, phần lớn là do mẹ bị bệnh cao huyết áp hoặc cao huyết áp do thai kỳ thể nhẹ. Những trẻ này, khi trong thời kỳ bào thai, sự phân chia tế bào đã tương đối hoàn chỉnh, khối lượng tế bào bình thường, do đó vấn đề nuôi dưỡng không khó khăn lắm, nếu sống qua được giai đoạn sơ sinh và nuôi dưỡng đúng cách thì sau này trẻ có thể phát triển tương đối bình thường về mặt tinh thần và vận động mặc dù khi sinh cân nặng thấp hơn so với cân nặng bình thường tương ứng với tuổi thai.
Nếu suy dinh dưỡng trong tử cung ở mức độ trung bình, trẻ có thể sống sót nhưng khi sinh những trẻ này thường bị ngạt, viêm phổi, chảy máu, hạ đường huyết. Những trẻ này sẽ không phát triển bình thường: có thể chậm lớn, chậm phát triển về tinh thần và thậm chí còn có di chứng thần kinh.
Những trẻ này có vòng đầu nhỏ khi sinh đã có biểu hiện giảm rõ rệt số lượng tế bào trong cơ quan, chủ yếu là tế bào não ngay trong bào thai là những trẻ suy dinh dưỡng trong tử cung ở mức độ nặng. Trẻ có biểu hiện da khô nhăn nheo, vàng da; viêm gan; nhiễm trùng hô hấp; đa hồng cầu, dung tích hồng cầu cao trong những ngày đầu có khi 60 – 70%, hiện tượng cô đặc máu là phổ biến. Trẻ có thể bị chết trong giai đoạn sơ sinh do bị ngạt, viêm phổi, hít phải nước ối và bị nhiễm trùng nặng. Những trẻ này, thường thấy có phối hợp với dị tật bẩm sinh.
Phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ
Những trẻ bị chậm phát triển trong tử cung đã phải chịu stress kéo dài khi nằm trong bụng mẹ và phải chịu đựng tình trạng thiếu oxy trong lúc sinh. Do đó, nguy cơ suy thai và sinh ngạt sẽ rất lớn nên cần có phương tiện để chuẩn bị hồi sức tốt cho trẻ tại phòng sinh.
Cần chống nhiễm khuẩn, điều trị viêm phổi bẩm sinh nếu có.
Trẻ được theo dõi và điều trị nếu bị hạ đường huyết, hạ calci huyết.
Nuôi dưỡng bằng sữa mẹ.
Cung cấp thêm calo, protein, sinh tố qua đường tiêm truyền tĩnh mạch.
Những điều cần chú ý trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng trong tử cung
Ngoài việc chăm sóc và nuôi dưỡng thực hiện tốt và đầy đủ như đối với trẻ bình thường, trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng trong tử cung cần được quan tâm hơn về nguyên tắc vô khuẩn và sữa mẹ và cần phải lưu ý thêm tình trạng bệnh lý riêng biệt ở những trẻ này.
Lồng ấp:
Những lồng ấp hiện đại đã giúp bảo toàn thân nhiệt cho trẻ vì tạo được môi trường không khí ấm và độ ẩm chuẩn. Ngoài ra, chúng cũng giảm thiểu được nhiễm trùng không khí nếu được lau chùi cẩn thận.Trẻ lớn hơn đòi hỏi nhiệt độ thấp hơn trẻ nhỏ, nhiệt độ tối ưu là nhiệt độ duy trì được nhiệt độ trung tâm ở 36.5 độ C – 37 độ C.
Độ ẩm tương đối là 40 – 60% sẽ giúp giảm sự mất nhiệt vì chống lại sự khô và kích thích niêm mạc hô hấp đặc biệt khi trẻ được thở oxy hay đặt nội khí quản.
Nếu không có sẵn lồng ấp, có thể dùng những phương tiện khác để tạo nhiệt và độ ẩm như: mềm, đèn sưởi, chai nước nóng… và giữ nhiệt độ và độ ẩm của phòng.
Cung cấp oxy:
Bé cần được cung cấp oxy để giảm nguy cơ thiếu oxy, tuy nhiên cũng phải được cân bằng vừa phải, tránh nguy cơ của tăng oxy máu ảnh hưởng tới mắt và phổi. Do đó, việc theo dõi O2 máu động mạch rất cần thiết. Việc đo oxy mao mạch cũng giúp ích trong giúp ích trong theo dõi oxy máu.Có thể cung cấp oxy bằng mặt nạ hoặc nội khí quản.Trẻ đã sử dụng oxy cần được kiểm tra đáy mắt, thính lực.
Theo dõi liên tục
Trong 3 ngày đầu sau sinh, trẻ suy dinh dưỡng trong tử cung cần được theo dõi đường huyết (mỗi 3-4 giờ), calci huyết (hằng ngày), công thức máu và chức năng đông máu.
Nuôi ăn
Phương pháp cho ăn tùy từng trẻ, điều quan trọng là tránh trào ngược và suy kiệt. Không nên cho bú đối với trẻ có suy hô hấp, hypoxy, thiểu năng tuần hoàn, tăng tiết, nhiễm trùng huyết, sinh non, bệnh nặng. Những trẻ này đòi hỏi cho ăn bằng sonde nuôi ăn để cung cấp calori, dịch, điện giải.
Trẻ sinh non có cân nặng lúc sinh lớn thì có thể cho bú bình. Núm vú được dùng nhỏ, mềm, có lỗ lớn.Trẻ nhỏ hơn thường được cho ăn bằng gavage: ống mềm số 5, đường kính trong 0,05cm, đầu có 2 lỗ 2 bên. Được đặt qua mũi vào dạ dày 2,5cm, đầu tự do để trong nước, nếu thấy có bong bóng sau mỗi nhịp thở là đã đặt vào khí quản. Ống lưu trong 3 – 7 ngày, thay ống khác vào lỗ mũi bên kia.
Chỉ bắt đầu cho ăn khi có lưu thông đường tiêu hóa và khám bụng bình thường (cho ăn qua sonde dạ dày liên tục 24 giờ).
Trẻ suy dinh dưỡng trong tử cung cần lượng dinh dưỡng nhiều hơn so với trẻ bình thường, cần tăng khẩu phần ăn. Tuy nhiên, sự dung nạp thức ăn của chúng lại kém hơn trẻ bình thường cùng tuổi thai. Vì vậy, việc cho ăn và tăng lượng thức ăn qua đường tiêu hóa cần thận trọng.
Khi trẻ bú mẹ hoặc bú bình được hoàn toàn, tăng cân được 10 – 30g/ngày, nhiệt độ ổn định, không có cơn ngưng thở gần đó, các thuốc sử dụng đã được ngưng thì mới được xuất viện. Sau đó, cần cố gắng tạo điều kiện cho trẻ bắt kịp với trẻ bình thường bằng cách: tăng nuôi ăn qua đường tiêu hóa, cung cấp dinh dưỡng thêm 10 – 20 ml/kg mỗi ngày so với trẻ bình thường.
Theo dõi lâu dài
Trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ cần theo dõi sự phát triển thể chất, thần kinh và tâm lý của trẻ để kịp thời can thiệp nếu cần.
Cách chăm sóc rốn cho bé mẹ cần hiểu rõ
Khi mang đa thai thì dinh dưỡng và vận động như thế nào là đúng?
Bí kíp cho mẹ nuôi dạy bé sinh đôi cực chuẩn, mỗi bé đều là một tài năng
Nguy cơ của trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ
Học mẹ bầu Nhật cách tự chăm sóc bản thân để cả thai kỳ luôn khỏe mạnh