• Trang chủ
  • > Sách
  • > Bệnh lý thai kỳ
  • > Chóng mặt khi mang thai, liệu có bình thường?
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Chóng mặt khi mang thai, liệu có bình thường?

Chóng mặt khi mang thai, liệu có bình thường?

  • Tác giả:
  • Thể loại: Bệnh lý thai kỳ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Cơ thể người phụ nữ luôn quý giá, khi mang thai lại càng được "nâng như trứng, hứng như hoa", làm việc gì cũng phải nhẹ nhàng cẩn trọng, ấy vậy mà thỉnh thoảng lại bị chóng mặt, hoa mắt, thậm chí còn có thể bị ngất đi...

Nghe đáng sợ là vậy nhưng việc bà bầu thỉnh thoảng cảm thấy chóng mặt hoặc xây xẩm là không có gì bất thường cả, bởi khi bạn có thai, hệ tim mạch của bạn đang trải qua những thay đổi đáng kể. Nhịp tim tăng cao, mỗi phút tim phải bơm nhiều máu hơn, lượng máu trong cơ thể bạn tăng từ 40 đến 45%. Còn nữa, trong một thai kỳ bình thường, mạch máu của bạn còn giãn ra và huyết áp của bạn sẽ giảm dần, đến mức thấp nhất ở giữa thai kỳ; sau đó huyết áp sẽ tăng trở lại và quay lại mức bình thường vào cuối thai kỳ. Thường thì hệ tim mạch và hệ thần kinh của bạn có thể phối hợp điều chỉnh được theo những thay đổi này, để não nhận được lượng máu cần thiết. Tuy nhiên, cũng có khi hai hệ thống này không “xoay xở” kịp, khiến bạn thấy chóng mặt, xây xẩm hoặc thậm chí bị ngất xỉu.

Vậy khi bị chóng mặt thì nên làm gì để giảm thiểu nguy hiểm?

Việc đầu tiên cần làm là hãy nằm xuống để tránh bị ngã và bị thương nếu như bạn ngất xỉu. Tư thế nằm tốt nhất là nằm ghiêng về bên trái để giúp tăng lượng máu lưu thông qua tim và não, tránh cho bạn khỏi bị ngất, giảm bớt cảm giác chóng mặt;

Nếu không thể nằm thì ít nhất cũng hãy ngồi xuống và cố gắng cúi đầu giữa hai đầu gối;

Trong trường hợp bạn đang làm gì đó mà nếu ngất xỉu sẽ có thể gây nguy hiểm không chỉ cho mình mà còn cho người khác, chẳng hạn như lái xe, hãy dừng ngay lại.

Trên đây là một vài cách xử lý cơ bản nhất khi bạn bị chóng mặt để tránh được nguy hiểm đáng có, tuy nhiên sẽ là tốt hơn nếu bạn biết được một số nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng chóng mặt trong khi mang thai và chủ động phòng tránh.

Bạn nên đọc
Quảng cáo