- Trang chủ
- > Sách
- > Chuẩn bị cho thụ thai
- > Có thai trong những trường hợp này chẳng khác nào bố mẹ đang hại thai nhi
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Có thai trong những trường hợp này chẳng khác nào bố mẹ đang hại thai nhi
- Tác giả:
- Thể loại: Chuẩn bị cho thụ thai
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 10/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
1. Sau sảy thai
Trong vòng nửa năm sau khi sảy thai, mẹ chưa nên mang thai lại. Việc có thai lại quá sớm tỷ lệ thuận với nguy cơ sảy thai tiếp theo mà mẹ có thể phải đối mặt.
Với những người đã từng có “tiền sử” sảy thai nhiều hơn 1 lần thì càng không nên nóng vội có thai trở lại mà nên đợi đến thời điểm cơ thể đã phục hồi được cả tinh thần và thể chất để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho quá trình thu thai sau này cũng như cho sự phát triển của thai nhi.
Trước khi mang thai lại, mẹ cần tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, bổ sung axit folic, thực phẩm giàu sắt, kiêng tuyệt đối với rượu và thuốc lá…
Trên thực tế có ít nhất 85% phụ nữ mang thai an toàn sau khi sảy thai lần đầu tiên và 75% phụ nữ mang thai an toàn sau sảy thai lần 2 – 3.
2. Khi cuộc sống của cha mẹ còn nhiều stress
Stress hay căng thẳng do nhiều nguyên nhân như: thất nghiệp, túng thiếu về tài chính, bất hòa trong gia đình, người thân bị bệnh nặng,… Đã có nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tâm lý bà mẹ đối với thai nhi. Qua nghiên cứu, Vijai P. Sharma kết luận: stress trong suốt thời gian mang thai có thể ảnh hưởng khá lớn đến nồng độ nội tiết của người mẹ dẫn đến giảm dưỡng chất được cung cấp cho thai qua nhau, từ đó ảnh hưởng đáng kể đến các cơ quan trọng yếu của thai nhi như: gan, tim, thận, não và ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần của trẻ về sau.
Hậu quả của stress trên thai kỳ đã được chứng minh:
Sẩy thai.
Thai dị tật bẩm sinh.
Tăng nguy cơ sinh non.
Thai chậm phát triển trong tử cung.
Mẹ tăng nhịp tim.
Tăng huyết áp trên thai phụ, có nguy cơ dẫn đến tình trạng tiền sản giật – sản giật.
Sau khi bé chào đời, mẹ cũng dễ bị trầm cảm sau sinh.
Stress thường ảnh hưởng nhiều nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ, đây là giai đoạn hình thành và hoàn thiện các cơ quan, tuy nhiên stress cũng có thể ảnh hưởng đến suốt thai kỳ.
Do vậy, nếu trong cuộc sống còn nhiều lo lắng, bế tắc, tinh thần của cả cha và mẹ chưa tốt, thường xuyên rối ren thì cha mẹ chưa nên tính chuyện có thai và sinh con lúc này. Hãy cải thiện điều kiện cuộc sống về mặt vật chất hoặc tinh thần, hoặc cả 2, rồi mới nên tính tới thai kỳ.
3. Khi cha mẹ phải tiếp xúc nhiều với những nhân tố độc hại
Trong cuộc sống, có thể cha mẹ phải tiếp xúc với những nhân tố độc hại, gây hại cho sức khoẻ của cha mẹ cũng như của thai nhi nếu như mẹ mang thai.
Không phải ai cũng ý thức được mình đang tiếp xúc với những nhân tố độc hại. Hãy xem mình có trong những trường hợp dưới đây không nhé.
Những người làm việc trong những nhà máy sản xuất sẽ dễ bị phơi nhiễm những hoá chất độc hại như chì và các hợp chất của chì, benzen, thuốc nhuộm, kim loại nặng,... Những hoá chất này nếu thường xuyên tiếp xúc thì sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc gây những bệnh bẩm sinh cho thai nhi.
Môi trường bức xạ điện từ cũng sẽ gây những tác hại rất lớn cho thai nhi nếu mẹ bầu thường xuyên làm việc trong môi trường này. Những người trong nhóm này bao gồm: các trung tâm nghiên cứu bức xạ, sản xuất TV, phòng phóng xạ,...
Lây nhiễm bệnh trong bệnh viện: những nhân viên y tế trong bệnh viện sẽ phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với những bệnh nhân nên rất dễ nhiễm bệnh, nếu mang thai thì cũng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao, chấn động mạnh, âm thanh lớn,.... cũng sẽ gây những ảnh hưởng tới thai nhi nếu như mẹ mang thai.
Những bố mẹ đang sống hay làm việc trong những môi trường như vậy thì nên cân nhắc thay đổi công việc hoặc nơi ở trước khi quyết định mang thai, vừa để đảm bảo an toàn cho thai kỳ, vừa tốt cho sức khoẻ của bố mẹ.