- Trang chủ
- > Sách
- > Chăm sóc bé hàng ngày
- > Đặt mình vào vị trí của con để dạy con tốt hơn
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Đặt mình vào vị trí của con để dạy con tốt hơn
- Tác giả:
- Thể loại: Chăm sóc bé hàng ngày
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 11/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Vốn dĩ trẻ có khả năng tự phục hồi, nhưng so với áp lực liên tục và nặng nề từ trường học, nó chẳng thấm vào đâu. Vì vậy, vai trò của phụ huynh là cực kỳ quan trọng để phát triển khả năng phục hồi của con. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp ba mẹ hoàn thành xuất sắc vai trò của mình, đồng thời tạo cho con một nền tảng tốt về kỹ năng đối phó với khó khăn và trở nên kiên cường.
1. Lắng nghe bằng cả trái tim
Lắng nghe là một trong những cách quan trọng và hiệu quả nhất để xây dựng khả năng phục hồi của con. Thay vì đưa ra những lời khuyên bảo, chê bai, tạo thêm áp lực cho con khi thấy kết quả thấp như những bậc phụ huynh tầm thường, hãy để cho con biết rằng con rất quan trọng bằng cách đưa con trở thành đối tượng được ba mẹ quan tâm hàng đầu. Con sẽ cảm nhận được giá trị của bản thân khi được ba mẹ lắng nghe. Đặc biệt khi con đang buồn bã và mệt mỏi, sự lắng nghe của ba mẹ tiếp sức cho con rất nhiều để cải thiện cảm xúc của mình.
2. Nhìn thế giới bằng đôi mắt của con
Hãy tưởng tượng một ngày làm việc tồi tệ, khó khăn chồng chất, nhiều sự cố phát sinh và bạn chưa thể hoàn thành công việc như ý muốn, bạn sẽ cảm thấy thật mệt mỏi. Tất nhiên, bạn cũng sẽ có nhu cầu chia sẻ. Bạn kể với chồng/vợ và mong đợi điều gì? Bạn mong đợi sự đồng cảm, thế nhưng câu trả lời lại là "Không sao đâu, ngày mai cố gắng hơn là được". Bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Hụt hẫng và đương nhiên, tâm trạng chẳng thể nào tốt hơn được.
Khi con gặp khó khăn trong học tập hoặc rắc rối gì đấy với bạn bè, kể cho ba mẹ nghe, con sẽ cảm thấy thế nào nếu như nhận được một đống lời khuyên trên trời theo xì-tai-người-lớn? Tương tự như bạn, con sẽ cảm thấy thất vọng, thậm chí cảm thấy mình ngu ngốc. Việc ba mẹ bảo "cứ vui lên, chả việc gì phải buồn" sẽ làm con nghi ngờ bản thân và nghĩ rằng thật ra chuyện không bình thường như ba mẹ nói. Vì rõ ràng, con buồn thật sự và con có lý do của mình.
Chính vì thế, hãy đồng cảm với con bằng cách đặt mình vào vị trí của con:
"Mẹ biết hôm nay là một ngày khó khăn với con"
"Ba thấy rằng nó đã khiến con cảm thấy thất vọng"
Khi con nghĩ rằng ba mẹ hiểu mình, con sẽ đặt niềm tin rằng ba mẹ sẽ giúp mình giải quyết tốt vấn đề. Quan trọng nhất là con có được niềm tin, dưới sự hướng dẫn của ba mẹ, chắc chắn con sẽ phục hồi rất nhanh cảm xúc của mình.
3. Chấp nhận bản thân con
Con sẽ không dễ dàng gục ngã khi gặp thất bại nếu như con tự tin vào bản thân mình. Sự tự tin đó xuất phát từ việc ba mẹ chấp nhận bản thân con là chính con chứ không phải một đứa trẻ nào khác. Để làm được điều này, ba mẹ phải chống lại sự cám dỗ của việc phán xét và chỉ trích. Liên tục bị chê bai chắc chắn sẽ khiến con đặt câu hỏi về giá trị của mình và tuyệt vọng về bản thân. Bên trong trống rỗng nên khi gặp tác động bởi khó khăn bên ngoài, những đứa trẻ rất dễ bị gục ngã và không cách nào gượng dậy nổi. Con sẽ dễ dàng buông xuôi, bất cần.
Ngược lại, ba mẹ xác nhận những nỗ lực của con sẽ giúp con cảm thấy bản thân mình xứng đáng, mình là một con người bình thường. Con sẽ có động lực, tự tin để làm việc chăm chỉ và lấy lại cảm xúc tích cực sau những khó khăn, thất bại. Hãy cho con biết những điểm tích cực cụ thể của bản thân sẽ giúp con tăng cường khả năng tự phục hồi:
"Mẹ rất tự hào về con, cách con cư xử với bạn bè chiều này ở sân trường rất được!"
"Thời gian qua con đã học tập rất chăm chỉ, mẹ biết con không đứng đầu lớp, nhưng quan trọng nhất là con đã rất cố gắng. Mẹ rất tự hào về con"
Cho con biết những ưu điểm cụ thể của bản thân, con sẽ có cảm giác mình sẽ chinh phục được bất cứ thứ gì. Như vậy, những trở ngại nho nhỏ trong cuộc sống chẳng mấy chốc bị cuốn đi.
4. Xác định điểm mạnh
Ngay từ bé, con đã phải biết rõ điểm mạnh của mình là gì. Nếu con không thể tự nhận ra, ba mẹ hãy giúp con xác định ưu điểm của bản thân và tập trung phát triển.
Được phát huy đúng sở trường, con sẽ hưởng thụ cảm giác thành công, tự tin và có cảm hứng với những công việc mình làm. Con sẽ cảm giác rằng mình có giá trị, mình có thể đem đến một vài điều tốt đẹp, hay ho đến với thế giới.
Có những đứa trẻ gặp rắc rối khi học đánh vần, viết chữ, nhưng lại cực kỳ có năng khiếu hội họa. Thay vì thất vọng về con, ba mẹ hãy chọn phương án tạo điều kiện cho con phát triển tài năng vẽ của mình. Như thế, khi nhắc đến con, người ta không định vị "một đứa trẻ có vấn đề về đọc viết" mà đánh giá "một thiên tài hội họa nhỏ tuổi". Muốn có được sự nhìn nhận từ thế giới, trước tiên ba mẹ phải đánh giá đúng con mình.
Chính điều này cũng sẽ giúp con tràn đầy tự tin, xác định được bản thân và có khả năng tự phục hồi mạnh mẽ sau những khó khăn, trở ngại.
5. Sai lầm là một cơ hội để học hỏi
Khi bạn phạm phải một sai lầm, bạn phản ứng như thế nào?
Khi con bạn phạm phải một sai lầm, chúng sẽ làm gì? Và quan trọng hơn, lúc đấy, bạn nói gì với con mình?
Tổng hợp bản lĩnh và cách đối phó với thất bại không phải từ trên trời rơi xuống, nó cần được rèn luyện và bắt đầu từ những lời mà ba mẹ nói khi chúng ta còn nhỏ, đối mặt với thất bại đầu tiên của cuộc đời mình.
Phạm sai lầm, thất bại không phải là thiên tai hay tận thế, người nào cũng sẽ phạm phải. Dạy con đối mặt với nó và tiếp tục nỗ lực, thực hành và học tập là chìa khóa để thành công, thất bại sẽ không còn đáng sợ nữa. Và bọn trẻ trở nên vững vàng hơn, sẵn sàng chấp nhận rủi ro và không ngại thử những điều mới.
Suy nghĩ này có liên hệ chặt chẽ với khả năng tự phục hồi của con trước những áp lực từ trường học và cuộc sống.
6. Tăng cường trách nhiệm bằng cách đưa ra trách nhiệm
Nhiều bậc cha mẹ nói rằng "Tất nhiên là tôi muốn con tôi chịu trách nhiệm những gì nó làm, nhưng tôi không tin tưởng là con có thể tự mình làm được". Ba mẹ thường không trao trách nhiệm cho con vì sợ rằng con sẽ không chịu trách nhiệm.
Vậy thì làm sao con có trách nhiệm đây? Tinh thần trách nhiệm của một đứa trẻ, một con người không tự nhiên mà đến, cũng không được tạo dựng qua những bài thuyết giảng, mà nó đến từ thực tế. Ba mẹ hãy trao cho con quyền được chịu trách nhiệm, cho con cơ hội được giúp đỡ, được thể hiện mình.
Con sẽ chịu trách nhiệm cho bản thân và còn có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng nói chung.
7. Tự quyết định
Nhiều người làm ba mẹ đã tước đi của con mình quyền quyết định, bất cứ việc gì, từ việc nhỏ nhặt như ăn uống, áo quần... cho đến việc học cái gì, muốn làm nghề gì... Dần dần, con không có khả năng tự quyết định và kém tự tin, thậm chí con còn không biết mình muốn gì.
Khi con có vấn đề cần quyết định, trước hết, hãy lắng nghe vấn đề của con. Sau đó hỏi con rằng "Vậy thì giờ chúng ta nên làm gì đây?"
Hãy để con biết rằng ba mẹ sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ, sau đó để con tự mình ra quyết định. Nếu thấy con chưa chắc chắn, hãy hỗ trợ bằng cách hỏi: Con nghĩ thử xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta làm như thế? và để con nghĩ tới các giả thuyết khác nhau và đưa ra quyết định mình tin tưởng nhất.
Dần dần con sẽ tự tin hơn khi đưa ra quyết định của mình dù đang ở trong tình huống nào, thuận lợi hay khó khăn.
8. Kỷ luật nhưng không chỉ trích
Khi con phạm lỗi, chúng ta nên tập trung vào giảng giải hơn là trừng phạt. Cách hiệu quả nhất là hỏi con đã rút ra được những gì từ sau tình huống phạm lỗi đó, sau đó tự đưa ra cách để khắc phục hậu quả: xin lỗi, bồi thường, hứa không tái phạm...
Đúng vậy, chỉ có thế mà thôi, dù phạm lỗi, con vẫn giữ nguyên những giá trị của mình, vẫn được tôn trọng, vẫn có thể tự đưa ra quyết định cho mình, ba mẹ không hề nhiếc móc, chỉ trích, hạ thấp con. Đó là cách để con trở nên bản lĩnh và kiên cường, cho dù hiện tại và tương lai, cuộc sống có khó khăn chừng nào con cũng sẽ đủ sức vượt qua.
Theo Kid Spot
Chuẩn bị gì khi du lịch cùng bé
Làm gì khi con không muốn đi học mầm non
Những điều phải biết về sức khỏe trẻ em - Phần 1
Đừng gọi chúng tôi là ‘mẹ vụng’, đừng động đến niềm kiêu hãnh của chúng tôi!
Bỏ ngay những thói quen xấu và tập làm ngay những điều này để con luôn vui và khỏe mạnh (P1)