• Trang chủ
  • > Sách
  • > Chăm sóc bé hàng ngày
  • > Cách xử lý khi trẻ bị phỏng
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Cách xử lý khi trẻ bị phỏng

Cách xử lý khi trẻ bị phỏng

  • Tác giả:
  • Thể loại: Chăm sóc bé hàng ngày
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 11/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Phỏng là một trong những tai nạn phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 4 tuổi. Chính vì vậy, người lớn cần phải biết cách phòng chống cũng như nhanh nhạy trong việc cấp cứu cho trẻ khi tai nạn xảy ra.

Những tai nạn phỏng thường gặp nhất

  • Phỏng do tiếp xúc với nguồn chất lỏng nóng như nước sôi, thức ăn nóng, hơi nóng…
  • Phỏng tiếp xúc khi da bé chạm vào các bề mặt kim loại nóng như nồi, bạn ủi, ấm nước…
  • Phỏng hóa chất do bé nuốt phải hoặc đổ hóa chất lên da (thuốc tẩy, thuốc thống cống…)
  • Phỏng điện do bé bị giật khi sờ vào các nguồn điện, thiết bị điện;
  • Phỏng nắng do phơi nắng quá lâu.

Trong đó loại phỏng do tiếp xúc với nguồn chất lỏng nóng hoặc hơi nóng là phổ biến nhất đối với trẻ dưới 5 tuổi.

Phỏng gây ra những tổn thương từ nhẹ cho tới nguy hiểm đến tính mạng. Phỏng gây ra nhiều đau đớn và có thể mất nhiều năm để chữa trị. Phỏng làm cho lớp da bảo vệ cơ thể bị hư hại, do đó những nhiễm trùng từ vết phỏng có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác, thậm chí là tử vong.

Trẻ em thường có nguy cơ bị phỏng nhiều hơn người lớn do lớp da của bé còn rất non nớt nên dễ dàng bị phỏng hơn. Quan trọng nhất là trẻ vẫn chưa đủ hiểu biết về những mối nguy hại xung quanh mình, bé chưa đủ nhận thức để biết phải tránh xa nhưng vật nóng cũng như thường không thể tự thoát ra khỏi tình huống nguy hiểm. Chẳng hạn như những bé mới chập chững biết đi có thể chạy lại khu vực bếp, với tay lên nồi nước sôi và bị chúng đổ ụp vào người.

Bếp là khu vực thường xuyên xảy ra tai nạn và rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Chính vì thế bố mẹ luôn luôn phải đề cao cảnh giác và không cho bé lại gần khu vực bếp khi đang nấu nướng. Nếu bắt buộc bé phải vào bếp cùng mẹ, hãy cho bé ngồi chơi tại một khu vực an toàn dưới sự theo dõi của người lớn, hoặc mẹ có thể rào lại một khu nhỏ cho bé ngồi chơi. Chỗ của bé cần phải cách xa bếp lò và chậu rửa, cũng như không nên đặt chính giữa đường đi lại để tránh tai nạn do người lớn di chuyển khi nấu nướng. Nếu bé đủ lớn, mẹ nên dạy cho bé tránh xa nhà bếp nguy hiểm ra. Mẹ có thể dán một đường ranh giới băng keo bên dưới sàn cách bếp lò khoảng ba bước chân để bé có thể nhận biết được đâu là khu vực giới hạn của mình.

Tôi phải làm gì khi con bị phòng nghiêm trọng?

Đầu tiên cần nhanh chóng đưa bé khỏi khu vực nguy hiểm. Nếu quần áo của trẻ bị cháy, mẹ phải dập lửa bằng khăn, chăn ướt hoặc bất cứ cách nào có thể.

Nếu bé ngừng thở, hãy nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo và đưa bé tới bệnh viện nhanh nhất có thể.Nếu bé vẫn còn thở, hãy gọi cấp cứu hoặc nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện. Hãy đắp một tấm vải sạch sẽ để che phủ khu vực bị tổn thương nhưng không được tự ý dùng các phương pháp chữa phỏng cho bé. Mẹ cũng lưu ý không nên sờ trực tiếp vào vết phỏng hoặc thổi vào đó vì chúng rất dễ bị nhiễm trùng.

Vì sao con cần phải vào bệnh viện?

Nếu bé bị phỏng cấp độ 3 hoặc phỏng trên diện rộng, bé cần được theo dõi trong bệnh viện vài ngày. Phỏng cấp độ 2 đôi khi có thể được theo dõi và điều trị tại nhà nhưng cần phải thường xuyên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra và thay băng.

Làm sao để biết con phỏng nặng hay không?

Phỏng cấp độ 1 là nhẹ nhất, là trường hợp bé chỉ bị tổn thương lớp bên ngoài của da. Biểu hiện là da bị đỏ, hoặc phồng rộp nhẹ, tương tự như vết phỏng nắng.

Phỏng cấp độ 2 là khi bé bị phỏng sâu hơn đến lớp da bên trong, gây ra sưng tấy và phồng rộp gây đau đớn.Phỏng cấp độ 3 là nặng nhất. Phần da bị phỏng có thể chuyển sang màu trắng hoặc cháy xém, tổn thương rất nghiêm trọng và đôi khi phỏng sâu xuống cả bề mặt bên dưới. Bỏng cấp độ 3 thường không gây đau đớn vì các dây thần kinh đã bị hư hỏng.

Tôi có nên đưa con đến bệnh viện?

Hãy nhanh chóng mang bé đến bệnh viện nếu như bé phỏng nặng hơn cấp độ 1; hoặc nếu vết phỏng lớn hơn 5cm; hoặc bé bị phỏng ở vùng mặt, tay, bộ phận sinh dục; hoặc bé bị tổn thương do điện giật.

Phải làm gì với những vết phỏng nhẹ của bé?

Mẹ hãy nhanh chóng làm dịu vết phỏng bằng cách nhúng phần bị tổn thương vào nước mát, xả liên tục dưới vòi nước hoặc đắp gạc làm mát lên vết phỏng từ 10-15 phút.

Thấm khô vùng bị phỏng bằng khăn sạch và băng lại sạch sẽ.

Nếu bé cảm thấy khó chịu, có thể cho bé uống một ít acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau. (Tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ vì có thể dẫn đến hội chứng Reye hiếm gặp gây tử vong)

Nếu vết phỏng bắt đầu rộp lên, hãy bôi thuốc mỡ khử trùng lên vùng bị thương và băng gạc lỏng để che che phủ vết thương. Không nên làm vỡ vết rộp bởi chúng rất quan trọng trong quá trình hồi phục của da.Không bôi bơ, mỡ, lotion hoặc bột lên vết phỏng. Chúng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra cũng không sử dụng đá viên để làm dịu tổn thương vì có thể làm da tổn thương nhiều hơn.

Phỏng cấp độ 1 có thể lành lại trong vài ngày nhưng nếu bé bị phỏng cấp độ 2 sẽ có thể mất đến vài tuần mới hồi phục. Nếu trẻ có dấu hiệu bị nhiễm trùng trong quá trình hồi phục, hãy mau chóng mang bé đến bệnh viện kiểm tra. Những dấu hiệu của nhiễm trùng bao gồm: đau đớn nhiều hơn, sưng đỏ, tiết dịch, mưng mủ, bốc mùi hôi, sưng hạch bạch huyết, sốt, hoặc có vết đỏ lan rộng từ vết thương.

Xử lý vết phỏng do hóa chất như thế nào?

Bé bị phỏng do tiếp xúc với các dung dịch kiềm, acid hoặc các hóa chất mạnh khác có thể trông rất giống phỏng do cháy nắng. Hãy nhanh chóng cởi đồ của trẻ hoặc cắt đồ nếu cần thiết để tránh hóa chất lan ra các bộ phận cơ thể khác. Nếu là hóa chất khô dạng bột, hãy tìm cách an toàn nhất để phủi chúng khỏi da của bé.Xả vết phỏng dưới vòi nước chảy ít nhất 15 phút sau đó rửa sạch với xà phòng và nước lạnh. Tuyệt đối không bôi các loại lotion hay thuốc mỡ nào cả. Cuối cùng hãy băng kín vết thương với gạc tiệt trùng.

Nếu hóa chất ăn mạnh vào da gây ra phỏng cấp độ 2, phụ huynh cần phải đưa bé ngay đến bệnh viện. Bên cạnh đó, hãy lưu ý nếu bé bị phỏng diện rộng, vết phỏng lớn hơn 5cm hoặc bé bị phỏng ở mắt, tay, bàn chân hay bộ phận sinh dục thì cũng cần phải đưa bé đến bệnh viện để chữa trị.

Nếu con bạn nuốt hoặc hít phải hóa chất, hãy gọi hay cho cấp cứu để được hướng dẫn xử lý. Nếu hóa chất văng vào mắt bé, hãy rửa sạch bằng cách lấy một bình nước sạch, xả liên tục vào mắt bé và nhanh chóng đưa bé đi cấp cứu.

Bạn nên đọc
Quảng cáo