- Trang chủ
- > Sách
- > An toàn
- > Dạy con một cách nhân văn: Cách hay để mẹ không đánh mắng con
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Dạy con một cách nhân văn: Cách hay để mẹ không đánh mắng con
- Tác giả:
- Thể loại: An toàn
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 10/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Vì sao? Đặc biệt đối với trẻ dưới 3 tuổi, đánh mắng, dọa nạt sẽ không để lại một ký ức nào ngoại trừ nổi đau thể xác và tổn thương tinh thần. Và bên cạnh đó, dùng vũ lực không phải là mẹ đang dạy dỗ mà chính xác là mẹ đang trừng trị con. Dạy dỗ chính là hướng con từ cái sai đi đến cái đúng, còn trừng trị chính là dung hình phạt để tiêu diệt cái sai đó.
Nếu chúng ta dung vũ lực để dạy con, thì tôi chắc chắn rằng con bạn sẽ không ngoan hơn, mà ngược lại con bạn sẽ nhút nhát hơn, tự ti hơn và trong tâm lý của con sẽ có tổn thương hoặc ít hoặc nhiều.
Mẹ hãy luôn hiểu và ghi nhớ nguyên tắc dạy con sẽ đầy đủ 3 bước sau: răn đe, hối lỗi và cải thiện.
Khi con sai, bạn sẽ răn dạy con, chỉ ra những sai lầm con phạm phải, con sẽ hiểu và cảm thấy biết lỗi, những lần sau con sẽ không tái phạm nữa.
Hãy thử đặt tình huống con bạn đang đòi mua một món đồ chơi ở siêu thị, và bé có thể gào khóc, bé làm nũng hay hơn nữa bé có thể lăn lộn ra nền đất. Điều bạn nên làm lúc này là gì? Bạn sẽ đánh con, hay dọa con bạn sẽ bỏ đi hay như thế nào? Thật ra, với tình huống này, các mẹ hãy thử làm theo 3 bước sau:
Bước 1: Khi bé khóc, bạn có thể bế bé ra khỏi khu vực đó, hoặc bạn có thể dẹp hết đồ chơi ở khu vực đó.
Bước 2: Sau 3-4 phút, bạn hãy đứng trước con và nói với con một cách nghiêm nghị rằng: “Mẹ không thích con làm điều đó một chút nào hết, và mẹ cảm thấy không vui".
Hãy nhớ khi nói chuyện với con, bạn hãy ngồi xuống ngang tầm với con, đừng đứng khi nói với con, sẽ cho con có cảm giác con đang quá nhỏ bé còn mẹ thì lại quá to lớn. Sau câu nói đó, bé sẽ không nín ngay đâu mà chắc chắn rằng con sẽ khóc to hơn và làm dữ hơn nhưng mẹ hãy bình tĩnh và từ từ quan sát, con sẽ dịu lại. Bước này rất quan trọng và chính là khoảng thời gian khó khăn nhất của mẹ, nhưng hãy kiên nhẫn, đợi đến khi con bình tĩnh. Khóc chính là cách để bé biết tự điều chỉnh mình. Nếu mẹ có thể thành công giúp con vượt qua một lần đầu thì những lần sau con sẽ khóc ít hơn và dần hoàn thiện hơn. Còn nếu mẹ không kiên nhẫn, chịu thua khi con khóc thì bạn sẽ phải dỗ dành con mãi.
Bước 3: Sau khi con dịu lại hãy nhẹ nhàng ôm con và giải thích cho con nghe vì sao con sai và hãy giúp cho con biết nhận lỗi của mình.
Và điều nên thống nhất khi dạy con là nhất định phải theo cùng một quy tắc, ba mẹ phải nhất quán dạy con theo cùng một cách. Và nếu khi cả hai không thể cùng theo phương pháp đó thì phải thống nhất với nhau khi một người đang dạy bé thì người còn lại vẫn sẽ làm việc bình thường. xem như không có việc gì xày ra, tránh trường hợp "ông đánh bà xoa".
Các mẹ hãy hình dung, dạy con chính là một quá trình đấu tranh giữa tình yêu thương, sự kiên nhẫn của các bậc làm cha mẹ với sự ương bướng, học hỏi của bé. Không phải tất cả mọi chuyện là con sai mà đôi khi là chính con đang học hỏi. Hãy kiên nhẫn với con, tìm hiểu lý do trước khi đưa ra quyết định xử lý việc ấy như thế nào. Và nhất là, bạn đừng bao giờ vì stress cá nhân hoặc vì những việc người xung quanh đang làm bạn khó chịu mà đem trút cơn giận của bạn lên cho con. Đây chính là cách cư xử lý tệ nhất. Hãy để cho con luôn được học tập trong sự răn đe mang tính giáo dục nhân văn của gia đình nhé.