• Trang chủ
  • > Sách
  • > An toàn
  • > Tại sao bé lại đập đầu mình vào giường cũi?
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Tại sao bé lại đập đầu mình vào giường cũi?

Tại sao bé lại đập đầu mình vào giường cũi?

  • Tác giả:
  • Thể loại: An toàn
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 10/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Đập đầu và lắc lư cơ thể là những hành vi tự xoa dịu bình thường ở trẻ sơ sinh. Các chuyển động lắc lư theo nhịp có thể xoa dịu bé và giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn, cũng giống như cách chúng ta đu đưa trên một chiếc ghế xích đu vậy. Lạ hơn nữa, bé cũng có thể đập đầu để tự đánh lạc hướng mình khỏi cơn đau - như khi bé đang mọc răng hay bị viêm tai.

Hiện tượng đập đầu ở trẻ nhỏ, ngạc nhiên thay lại là một điều hết sức phổ biến. Có tới 20% trẻ sơ sinh và trẻ chập chững đi đập đầu một cách có chủ đích, và tỉ lệ làm điều này ở bé trai thường cao hơn ba lần so với bé gái. Thói quen đập đầu thường bắt đầu khoảng nửa sau của năm đầu tiên và đạt đỉnh điểm trong giai đoạn từ 18 đến 24 tháng tuổi. Thói quen đập đầu này của bé có thể kéo dài trong vài tháng, hoặc thậm chí vài năm, mặc dù hầu hết trẻ đều chấm dứt nó ở tuổi lên 3.

Một số bé đập trán hoặc ót của chúng vào thành giường cũi của mình, trong khi số khác lại đập vào một phần các thanh hàng rào giường cũi. Những bé khác lại thích nghiêng đầu qua lại khi nằm ngửa nên thường dẫn tới một điểm hói ở phía sau ót.

Tôi có thể làm gì với thói quen này của bé?

Đập đầu ở trẻ sơ sinh hiếm khi là dấu hiệu của một vấn đề liên quan tới phát triển hay cảm xúc. Tuy nhiên, nếu em bé của bạn có biểu hiện thích đập đầu, bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ của bé trước vì trong những trường hợp hiếm - đặc biệt là nếu con bạn bị chậm phát triển - thì điều này rất nguy hiểm.

Tuy vậy, rất nhiều khả năng hành vi này của bé là vô hại. Em bé của bạn sẽ không bị tổn thương vì tự đập đầu. Biện pháp phòng ngừa duy nhất bạn nên thực hiện là thường xuyên siết chặt các vít và bu lông của giường cũi bé để đảm bảo bất cứ chuyển động nào cũng không gây ra lỏng lẻo.

Không để gối, chăn, hoặc các tấm quây cũi bao bọc kín xung quanh giường cũi của bé vì những thứ này có thể làm bé bị ngạt và tăng nguy cơ đột tử SIDS.

Nếu âm thanh của việc bé đập đầu mình làm phiền tới bạn, thử di chuyển giường cũi của bé cách xa tường.

Nếu bé gặp khó khăn trong việc tự dỗ mình ngủ, bạn hãy giúp bé nhé. Tạo cho bé một môi trường ngủ yên ắng. Giúp bé thư giãn bằng cách tắm nước ấm trước khi đi ngủ, massage bé nhẹ nhàng, hoặc dành thêm thời gian ru bé ngủ. Một số trẻ sơ sinh cảm thấy dễ chịu với tiếng nhạc nhẹ hoặc giai điệu tích tắc nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.

Bạn nên đọc
Quảng cáo