• Trang chủ
  • > Sách
  • > Chuyển dạ
  • > Để có một ca SINH MỔ thuận lợi, mẹ nhất định phải chuẩn bị tốt những việc này
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Để có một ca SINH MỔ thuận lợi, mẹ nhất định phải chuẩn bị tốt những việc này

Để có một ca SINH MỔ thuận lợi, mẹ nhất định phải chuẩn bị tốt những việc này

  • Tác giả:
  • Thể loại: Chuyển dạ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Tất nhiên là không mẹ nào muốn mình sẽ sinh mổ, nhưng rồi thực tế là tỷ lệ sinh mổ ở nước ta hiện nay rất cao. Có một số mẹ đã dự tính sinh thường nhưng do hoàn cảnh chuyển dạ không thuận lợi, buộc phải chuyển sang sinh mổ. Dù ca mổ là do dự tính ngay từ đầu hay không thì cũng cần rất nhiều nỗ lực, hỗ trợ để hồi phục sức khỏe sau khi sinh mổ.

1. Những lý do cần phải sinh mổ

Không phải mẹ nào thích sinh thường thì nhất định sẽ sinh thường. Có những trường hợp mà mẹ cần phải được mổ lấy thai vì sự an toàn của mẹ và bé.

- Nếu quá trình chuyển dạ kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, chẳng hạn như tim thai yếu (còn được gọi là suy thai) thì cần phải tiến hành mổ cấp cứu ngay.

- Thai ở ngôi mông hoặc ngôi ngang hoặc thai quá lớn (những bé trên 4kg thường phải mổ bắt con dù cả mẹ và bé đều khoẻ mạnh).

- Những trường hợp thai già tháng; mẹ hoặc bé bị bệnh, cần phải sinh ngay để ngăn ngừa những nguy cơ đe dọa đến tính mạng của cả hai mẹ con.

- Trong quá trình chuyển dạ, thai không thể di chuyển xuống vùng xương chậu (do xương chậu của mẹ quá nhỏ), thì sinh mổ là chọn lựa duy nhất.

- Cổ tử cung lại không mở hoặc mở quá chậm, quá trình chuyển dạ kéo dài sẽ làm cả mẹ và bé kiệt sức, vì thế cũng buộc phải chỉ định tiến hành mổ lấy thai.

- Trường hợp nhau thai tách khỏi thành tử cung quá sớm dẫn đến xuất huyết quá nhiều cũng cần phải sinh mổ.

- Trường hợp mẹ bị những chứng bệnh trầm trọng như cao huyết áp hay sản giật.

2. Mổ lấy thai là để cứu sống cả hai mẹ con

Nhiều mẹ đã dự định sẽ sinh thường và chuẩn bị cho việc chuyển dạ trong suốt thai kỳ. Thế nhưng trong trường hợp phải mổ cấp cứu, các bác sĩ không có thời gian để thảo luận chi tiết với mẹ, do đó mẹ sẽ có thể có cảm giác như thể bị ép buộc phải sinh mổ. Nhiều mẹ sẽ thấy thấy vọng, thấy mình thật là "bất lực" vì không thể sinh con một cách bình thường. Đừng suy nghĩ tiêu cực như vậy. Nếu việc mổ lấy thai là để cứu sống mẹ và bé thì đó là một điều cần làm. Hãy vui mừng bởi hai mẹ con đã an toàn.

3. Cần chuẩn bị tinh thần trước khi mổ lấy thai

Nếu đã rơi vào những trường hợp cần mổ lấy thai chủ động, mẹ hãy bình tĩnh và chuẩn bị tốt nhất cho việc này. Cuộc chuyển dạ diễn ra thuận lợi sẽ giúp bé khoẻ mạnh, mẹ sớm hồi phục.

- Không được ăn gì trong vòng tám tiếng trước khi mổ. Nếu mẹ sinh mổ chủ động thì phải nhập viện trước khi mổ hai tiếng. Bác sĩ sẽ ghi lại tình trạng sức khỏe của mẹ và sẽ tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết (như xét nghiệm máu và nước tiểu, huyết áp, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể và tim thai).

- Không nên đeo đồ trang sức trên người khi đi sinh

 - Chuẩn bị tinh thần: mẹ sẽ rất sợ hãi đấy. Mẹ sẽ cảm nhận thấy từng đường dao mổ trên bụng mình, mặc dù không nhìn thấy. Mẹ sẽ cảm nhận được hết vì lúc đó mẹ vẫn hoàn toàn tỉnh táo, chỉ là không biết đau thôi. Do vậy, trải nghiệm quá mới mẻ và shock này có thể khiến mẹ sợ hãi. Hãy chuẩn bị tinh thần trước nhé. Giữ bình tĩnh là hết sức quan trọng trong cuộc phẫu thuật bởi khi mẹ quá lo lắng, sợ hãi, huyết áp sẽ tăng lên và có thể khiến cuộc phẫu thuật không được thuận lợi.

- Sau khi vết mổ đã được khâu lại, mẹ và bé sẽ được chuyển sang phòng hồi sức, và tiếp tục được bác sĩ theo dõi. Ngay trong lúc bác sĩ đang khâu, mẹ có thể da tiếp da và cho em bé bú. Thông thường mẹ sẽ nằm lại bệnh viện khoảng 4-6 ngày để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé cũng như để kiểm tra việc dùng thuốc giảm đau vốn rất quan trọng đối với tốc độ phục hồi sức khỏe của người mẹ sau khi sinh. 

Bạn nên đọc
Quảng cáo