• Trang chủ
  • > Sách
  • > Chăm sóc bé hàng ngày
  • > Không có trẻ hư, chỉ có những hành động đúng hoặc không đúng
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Không có trẻ hư, chỉ có những hành động đúng hoặc không đúng

Không có trẻ hư, chỉ có những hành động đúng hoặc không đúng

  • Tác giả:
  • Thể loại: Chăm sóc bé hàng ngày
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 11/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Các bé thường hay có những hành động khiến cha mẹ "nổi điên", mắng bé là "hư hỏng", nhưng trước khi la mắng, đánh bé, cha mẹ hãy đọc và hiểu rằng không có trẻ hư, chỉ có những hành động đúng hoặc chưa đúng. Nếu cha mẹ la mắng và nạt nộ bé sẽ chỉ làm bé thêm sợ và không thể học hỏi, rút kinh nghiệm được. Đừng bao giờ làm tổn thương bé. Mẹ đánh mắng, cấu véo bé sẽ làm bé có cách hành xử tương tự với những trường hợp khác mà bé gặp phải.

Nếu cha mẹ biết cách kiểm soát vấn đề tốt, hiển nhiên bé cũng sẽ có được kỹ năng này khi lớn lên. Về lâu dài, việc làm này sẽ giúp bé có được sự chuẩn bị tốt để đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống, cách quản lý cuộc sống của chính bản thân bé. Dạy bé cách giao tiếp với những người xung quanh, dạy bé những điều tốt mà mọi người mong đợi và cách quản lý chúng.

Nguyên nhân của những hành động đúng và không đúng
 
Bé có thể hành động ngỗ ngược khi mệt, đói hay sợ hãi. Các thói quen sống rất có ích khi giúp bé tránh xa những hành động xấu này.

Kỷ luật rất có hiệu quả khi cha mẹ dựa theo tình hình, việc bé đã làm và trách nhiệm của bé đối với vấn đề đó. Nhưng kỷ luật phải theo chiều hướng tích cực, phù hợp và công bằng. Kỷ luật cần dựa trên sự hiểu biết cũng như thái độ bình tĩnh của cha mẹ.  

Khen ngợi con khi bé làm đúng

Nếu bé làm được việc tốt, cha mẹ hãy khen khích lệ tinh thần bé. Khen sẽ có ích hơn là mua quà hay thưởng cho bé. Chẳng hạn như khi bé đối xử tốt và hòa thuận với những bé khác, hay giúp đỡ mọi người mà không đòi hỏi gì, cha mẹ hãy khen ngợi bé nhé.

Sử dụng phương pháp “đúng lúc”
 
Cha mẹ hãy khuyến khích bé hành động đúng thông qua những tương tác tích cực và nói cho trẻ biết khi chúng làm gì sai. Việc làm này có tác dụng giúp bé nhận ra mình sai và lần sau sẽ làm tốt hơn. Thay vì cha mẹ để mặc con khi chúng phạm sai lầm, cha mẹ hãy chú ý xem trẻ cần gì và nguyên nhân dẫn đến bé làm điều sai trái. Ví dụ:

Dạy bé cách điều chỉnh cảm xúc bằng cách hỏi cảm xúc của trẻ: “con mệt à? con sợ, phải không…?"

Ôm ấp bé và thể hiện cho bé thấy là cha mẹ quan tâm chăm sóc bé.

Cha mẹ nên nói về nhiều cách khác nhau để giải quyết một vấn đề, bé sẽ học hỏi và chọn ra cách phù hợp nhất.

Chuyển hướng chú ý của bé

Hãy chuyển hướng chú ý của bé khi các bé có các biểu hiện hành động sai trái. Chuyển hướng có nghĩa là cha mẹ nên thay đổi đối tượng bé đang chú ý, chuyển từ hành động sai sang hành động đúng đắn. Mẹ hãy nói thật nhẹ nhàng để giải thích cho bé hiểu bạn muốn bé làm gì.

Đánh lạc hướng
 

Khi bé làm sai, mẹ hãy hướng bé đến việc làm mới để đánh lạc hướng bé. Chẳng hạn, những bé ở tuổi tập đi, bé không chịu tắm, mẹ có thể nói về đồ bơi hay những món đồ chơi có trong bồn tắm. Hay khi bé muốn uống ly café của mẹ, mẹ hãy cho bé cảm thấy ly nóng, và chỉ cho trẻ hộp trà bằng giấy hay bằng nhựa an toàn hơn.

Khuyến khích giải quyết các vấn đề và đưa ra nhiều lựa chọn
Khuyến khích giải quyết các vấn đề và đưa ra nhiều lựa chọn giúp bé tự tìm ra giải pháp. Bé có thể nhận ra nguyên nhân của những hành động sai. Bé có những biểu hiện không ngoan khi bị đói, mệt, căng thẳng hay thậm chí khi bé quá dồi dào năng lượng. Chẳng hạn, khi bé sung sức chạy nhảy và lo hét khắp nhà, mẹ có thể nói với bé “mẹ thấy con rất muốn vận động, hai mẹ con mình làm gì bây giờ, con có thích đi ra vườn chơi không?”. Khuyến khích giải quyết các vấn đề và đưa ra nhiều lựa chọn giúp bé học học và tự quản lý được cách cư xử của mình. Khi cha mẹ cung cấp các giải pháp khác cho bé lựa chọn bé sẽ phải suy nghĩ và tự quyết định lấy.

Hệ quả tự nhiên

Một hệ quả tự nhiên sẽ xảy ra khi các bậc cha mẹ không làm gì hết. Cha mẹ chỉ chăm chăm giữ con an toàn. Việc làm này dễ dẫn trẻ đến hành động sai trái. Chẳng hạn như :

Cha mẹ cho trẻ ngồi trên bàn khi ăn hay uống sữa. Trẻ làm đổ và tràn sữa. Hệ quả tự nhiên là trẻ sẽ không sạch sẽ, ngăn nắp.

Nếu trẻ chơi cọc cằn, bạn nói trẻ hãy chơi một mình thôi thì không làm ai đau hết. Hệ quả tự nhiên là trẻ sẽ chỉ thích chơi một mình thay vì chơi với các bạn khác.

Mẹo nhỏ giúp cha mẹ bình tĩnh hơn khi dạy con
 
Hãy ôm ấp trẻ một cách dịu dàng cho đến khi bé bình tĩnh lại.

Cho bé ngắm sao cũng là cách tốt.

Bế trẻ đến một nơi yên tĩnh trong nhà và chơi cùng với con.

Mẹ có thể hát một bài hát du dương nhẹ nhàng cho bé nghe.

Cha mẹ dạy bé học như thế nào là hiệu quả
 
Hãy nhớ cha mẹ là người bảo vệ, giáo dục và cha mẹ của bé. Mỗi đứa trẻ đều có cá tính riêng và khác biệt với những đứa trẻ khác. Mỗi bậc cha mẹ cũng có những kinh nghiệm riêng của bản thân. Cha mẹ yêu thương và trân trọng con cái. Sau đây là những kinh nghiệm chung trong quá trình nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

Mối liên kết: cha mẹ yêu thương, ôm ấp, đọc sách cho trẻ.

Thời điểm đi học: khuyến khích trẻ nói, ca hát, tính tò mò và sự ham học hỏi ở trẻ.

Phát triển thể lực : Cân bằng giữa hoạt động, nghỉ ngơi, các thói quen và sức khỏe của trẻ.

Nói và phát triển ngôn ngữ: Cha mẹ trò chuyện, lắng nghe và đọc sách cho trẻ. Cha mẹ hãy dùng các cử chỉ bằng mắt để dạy trẻ.

Kết nối: kết nối trẻ với cộng đồng, xã hội, các giá trị văn hóa truyền thống thông qua các câu chuyện, hoạt động và tham gia các sự kiện cộng đồng.

Thời gian không thể lùi lại được, nhưng bậc cha mẹ có thể làm những điều tốt đẹp cho trẻ trong tương lai. Nhưng cha mẹ nên làm gì?

Hãy làm từng việc một

Đừng nản lòng

Hãy hỏi ý kiến những người có kinh nghiệm nuôi dạy trẻ.

Bạn nên đọc
Quảng cáo