- Trang chủ
- > Sách
- > An toàn
- > Không sử dụng vitamin B1 ngâm mật ong chống biếng ăn cho bé
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Không sử dụng vitamin B1 ngâm mật ong chống biếng ăn cho bé
- Tác giả:
- Thể loại: An toàn
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 10/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Đã có những trường hợp vô cùng đáng tiếc xảy ra khi con trẻ bị mắc dị vật như hạt vải, hạt nhãn, thạch, đồng xu… trong cổ họng dẫn đến ngừng thở mà nếu như người lớn biết cách xử lý trong những tình huống như vậy thì có thể đã cứu được em bé.
Dù có nhanh chóng gọi xe cấp cứu thì cũng phải vài phút, thậm chí là vài chục phút mới có bác sĩ đến, mà cơ thể con người thì không thể thiếu oxi trong cả chục phút. Vậy nên không có gì gọi là thừa hoặc không cần thiết, bố mẹ cần học ngay cách sơ cứu tạm thời cho con trẻ khi bị mắc dị vật dẫn đến ngừng thở để đảm bảo an toàn tính mạng cho con.
Theo trang The Sun (Anh), một cuộc khảo sát 2.000 người cho thấy, cứ 4 ông bố, bà mẹ thì chỉ có duy nhất 1 người biết cách sơ cứu cho trẻ khi tình huống con bị ngừng thở bởi việc hồi sức tim phổi (CPR) cho con trẻ không hề giống như cho người lớn.
Mới đây, tổ chức chuyên thực hiện việc giảng dạy và thực hành sơ cứu y tế ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới có tên St John Ambulance (tạm dịch: Xe cứu thương St John) đã đăng tải một video vui nhộn nhưng vô cùng hữu ích nhằm mục đích hướng dẫn các bậc phụ huynh cách sơ cứu hồi sức tim phổi cho trẻ để đề phòng trường hợp không may có thể xảy ra.
Những thao tác dù đơn giản nhưng có thể cứu sống con bạn.
Đoạn video với sự có mặt của các con rối từ các nhân vật hoạt hình nổi tiếng như Humpty Dumpty, Jack và Jill, đây là một phần trong chiến dịch Nursery Rhymes Inc của tổ chức St John Ambulance.
Bằng những câu ngắn gọn được phổ thành nhạc để bố mẹ có thể dễ dàng nhớ được và lưu vào đầu mình, bài hát về cách sơ cứu cho trẻ đã nhận được sự chú ý của rất nhiều người: "Hãy gọi xe cứu thương. Hãy thổi ngạt 5 lần qua miệng và mũi, sau đó hãy ấn 30 lần vào lồng ngực. Hãy lặp lại việc thổi ngạt và ấn lồng ngực như thế cho đến khi xe cấp cứu đến".
Mật ong và B1 ổn hay không?
Nóng lòng vì con lười ăn, nhiều bà mẹ mách nhau phương thuốc ngâm B1 với mật ong để tăng ăn. Phương thuốc này có hữu hiệu và có an toàn không?
Mật ong và B1 có lợi không?
Mật ong được ví là loại thuốc y học cổ truyền có giá trị đặc biệt. Nó được gọi là vị thuốc chắt lọc từ đất trời, giọt tinh túy của thiên nhiên. Nó đem lại năng lượng, kích thích công năng phủ tạng, cung cấp khá nhiều axit amin và có nhiều hoạt chất sinh học quan trọng. Ích lợi cho người có đường ruột kém và hệ miễn dịch không khỏe mạnh.
Vitamin B1 có vai trò chính là một đồng yếu tố của enzyme chuyển hóa đường. Nó tham gia xúc tác cho chuỗi chuyển hóa tế bào diễn ra mau lẹ. Nhờ đó mà cơ thể cảm thấy tiêu hóa tốt, ăn ngon.
Hai vị thuốc trên vốn có tác dụng tốt như nguyên bản. Vậy trộn lẫn vào có ổn không?
Tai hại gì không?
Trên thực tế, viên B1 để vậy rất an toàn trong giới hạn ngày sử dụng. Bởi trong B1 có chất bảo quản tốt. Sau giới hạn này, nó tự hỏng. Trong viên vitamin B1, không chỉ có thành phần là thyamin (hoạt chất của B1) mà nó còn có nhiều thành phần khác tùy công ty. Những thành phần ấy làm tá dược, có bột ngô, bột bắp, chất bảo quản… Nếu để viên vitamin B1 nguyên dạng không sao. Chỉ cần cho vào nước, tốc độ phân hủy rất nhanh. Sau 1 tuần sẽ có mùi hôi nồng nặc như mùi xác động vật chết. Trên bề mặt màng nước có một lớp váng.
Trong mật ong có 1 lượng nước nhất định, nhiều hay ít tùy loại. Khi có nước, vitamin B1 sẽ hủy nhanh hơn, tùy vào nhiệt độ và độ ẩm xung quanh.
Mật ong nguyên bản là dạng mật có chút đường, chủ yếu là glucose và fructose. Những loại đường này hoàn toàn có thể bị lên men nếu để không khí chui vào. Chúng sẽ làm tăng tốc mức độ phân hủy viên B1 nhanh hơn. Việc dùng là không có lợi.
Mật ong do có chứa nhiều fructose, dưới nhiệt độ cao, từ 40 độ trở lên, loại đường này bị biến tính sinh ra chất Hydroxy Methyl Furfurol, ký hiệu là HMF. Chất này là chất độc với thận. Nếu ngâm mật ong với B1 và không bảo quản đúng cách thì sẽ sinh ra nhiều chất này và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ em.
Mật ong vốn có tính kháng khuẩn tự nhiên. Tuy nhiên, nó lại chứa những bào tử vi khuẩn độc thịt Clostridium botulinum. Vi khuẩn này có thể phát triển được khi vào đến dạ dày và gây bệnh.
Nhưng tại sao một số người dùng thấy tốt?
Một số người truyền tai nhau rằng dùng dung dịch này tốt. Một số người đưa ra bằng chứng kiểm nghiệm tự thân. Đó có thể do tác dụng đơn thuần của vitamin B1, của mật ong chưa biến tính hoặc cũng có khi đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ví dụ, độ tuổi 2 tuổi là độ tuổi biếng ăn tâm lý. Nếu như qua giai đoạn này, tự nhiên bé sẽ ăn trở lại, dù bạn có dùng mật ong hay không. Bạn làm việc quá căng thẳng, sau một đợt công việc, bạn sẽ vui vẻ, hòa nhã, phấn chấn trở lại, bạn tự khắc ăn ngủ được dù bạn có hay không dùng tới hỗn dịch ngâm tẩm ở trên.
Hiện nay có công trình nghiên cứu nào không?
Cho tới hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu nào về hỗn dịch trên. Vitamin B1 là thuốc. Mật ong cũng là một dạng thuốc của y học cổ truyền. Để dùng có tác dụng, chúng ta phải chỉ ra được dùng đường nào, liều bao nhiêu, tác dụng như nào, cơ chế như nào, có an toàn không, có tương tác gì không, có độc hại gì không, có tác dụng phụ gì? Một thuốc sẽ có quy trình như vậy, thử nghiệm trên cả người và động vật. Đáng tiếc, mật ong ngâm B1 chưa được nghiên cứu đầy đủ như thể. Mỗi thứ riêng lẻ có tác dụng vốn có, nhưng đem ngâm tẩm thì độ an toàn sẽ bị thay đổi. Và điều này cần phải được chỉ ra. Hiện nay, đã có nhiều phương thang y học cổ truyền có tác dụng điều trị một số bệnh này bệnh khác, nhưng y học hiện đại đã có bằng chứng là mất an toàn. Ví dụ một số phương thang điều trị gout ở người lớn, uống vào gây suy thận, nhiều bệnh nhân người lớn đã bị suy thận. Một số phương thang điều trị biếng ăn, uống vào gây ngộ độc chì, nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra chì độc thế nào. Do vậy, tốt nhất, với hỗn dịch điều trị truyền tai nhau này, các bà mẹ không nên dùng theo cảm tính cho con. Một số bà mẹ thử làm “chuột bạch” 2 tuần rồi cho con uống. Nếu mẹ không “lăn” ra thì yên tâm. Nhưng đáng tiếc là tác dụng phụ chỉ xuất hiện rõ sau khi dùng 3 tháng. 2 tuần chưa đủ thời gian cho các bà mẹ câu trả lời liệu có an toàn?
Vậy chống biếng ăn thì làm thế nào?
Đây là một bài toán khó, khó cho các bà mẹ, khó cho cả phía bác sỹ. Vì nhiều khi cũng không tìm được nguyên nhân biếng ăn là gì? Đó có thể là thiếu vi chất, tâm lý chán ăn, thực phẩm không ngon và mang tính chất lặp lại, bé ham chơi, gen di truyền…Mỗi một trường hợp đều có biểu hiện và cách xử lý riêng.
Nếu vẫn muốn cho uống vitamin B1 và mật ong thì làm thế nào? Tốt nhất là cho uống riêng từng loại. Với mật ong, không khuyến khích dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi vì hệ tiêu hóa vô cùng non nớt so với những tác dụng phụ ẩn chứa trong mật ong. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nhu cầu vitamin B1 rất thấp, 0,1 mg/ngày, hoàn toàn đủ trong sữa mẹ nên không cần thiết phải bổ sung. Với trẻ lớn hơn thì có thể dùng liều điều trị 5-10mg khi trẻ từ 1 tuổi trở lên, 10-25mg với trẻ từ 2-5 tuổi, 25-50mg với trẻ từ 6-12 tuổi. Liều này được uống 1 lần/ngày. Các bà mẹ phải nghiền nhỏ ra và bỏ vào sữa cho con uống cho bớt đắng.
Với mật ong, nếu có dùng, phải đảm bảo mật ong an toàn và chứng nhận không chứa chất độc phát sinh do lỗi của bảo quản hoặc chế biến. Cần được xác định là đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tức là không chứa vi khuẩn, không chứa chất độc và thành phần dinh dưỡng chưa bị biến tính. Mỗi ngày chỉ nên dùng 3-5ml cho trẻ từ 3 tuổi trở lên. Không dùng quá 2 tuần mà không có sự kiểm tra lại sức khỏe.