• Trang chủ
  • > Sách
  • > Dinh dưỡng cho mẹ
  • > Kiểm soát cân nặng khi mang thai
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Kiểm soát cân nặng khi mang thai

Kiểm soát cân nặng khi mang thai

  • Tác giả:
  • Thể loại: Dinh dưỡng cho mẹ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 04/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Thừa cân là chuyện không ai thích, nhất là phụ nữ và đặc biệt là những phụ nữ có dự định mang thai. Sự thừa cân này được xác định bằng chỉ số khối cơ thể (BMI) trước khi có thai: bạn bị thừa cân nếu chỉ số BMI trong khoảng 25 - 29,9; hoặc bị béo phì nếu chỉ số trên 30.

Nếu bạn chưa biết rõ chỉ số BMI của mình, hãy nhập chiều cao và cân nặng vào công thức tính BMI đơn giản BMI calculator.

Tôi nên tăng thêm bao nhiêu kg khi mang thai?

Các chuyên gia khuyên những phụ nữ có chỉ số BMI tốt - từ 18,5 đến 24,9 - cần tăng khoảng 13-18kg. Còn nếu đã bị thừa cân thì chỉ nên tăng khoảng 8-13kg, tương đương 1-2kg mỗi tháng, chủ yếu trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Với phụ nữ bị béo phì thì con số này còn thấp hơn, chỉ vào khoảng 5-10kg trong suốt thời gian mang thai. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí sản khoa năm 2010 cho biết phụ nữ có thai tăng cân nhiều hơn mức đề nghị có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người tăng cân trong ngưỡng giới hạn đến 50%.

Giảm cân khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Khoảng thời gian mang thai chắc chắn không phải là lúc để bạn ăn kiêng giảm dân, vì việc ăn uống hạn chế, kiêng khem khi này có thể gây nguy hiểm cho cả bạn và sự phát triển của con. Tuy vậy, có nhiều phụ nữ thừa cân sút ký trong thời kỳ mang thai mà không cần ăn kiêng. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, nguyên nhân gây giảm cân phổ biến nhất chính là ốm nghén. Sự nôn nao buồn nôn khiến bạn mất cảm giác thèm ăn, đã vậy, việc nôn ói còn khiến bạn mất năng lượng. Tuy nhiên, kể cả vậy thì con bạn vẫn sẽ nhận được đủ lượng calo mà bé cần. Phụ nữ thừa cân có nguồn dự trữ calo trong mỡ, nên miễn là con phát triển được thì việc bạn duy trì cân nặng hay thậm chí giảm đi một chút lúc đầu cũng không hại gì cả. Tuy nhiên bạn không nên cố gắng chủ động cắt giảm lượng calo (kéo theo là cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng).

Tôi có thể tăng cân như thế nào?

Tập thể dục và ăn uống hợp lý, lành mạnh sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu tăng cân, đồng thời tạo được tác động tích cực đến thai kỳ của mình, giảm nguy cơ mắc các vấn đề khi mang thai như tiểu đường và tiền sản giật. Làm như vậy cũng giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong khi mang thai và cả sau đó nữa. Bạn có thể tìm hiểu, lên kế hoạch và theo dõi để biết cách ăn uống khoa học và tốt nhất cho thai kỳ của mình. Nếu cần sự giúp đỡ trong việc lên kế hoạch cho thực đơn mang thai, bạn có thể tìm đến các chuyên gia dinh dưỡng hoặc các trung tâm tư vấn sức khỏe bà mẹ và trẻ em.Sử dụng nhật ký dinh dưỡng khi mang thai để đảm bảo bạn nhận được đủ dưỡng chất và uống nhiều nước mỗi ngày. Nhật ký cũng giúp bạn theo dõi được mối liên hệ giữa tâm trạng của mình và các cơn đói, hoặc bạn thường đói vào lúc nào để có thể điều chỉnh. Nếu bạn mới làm quen với việc tập luyện, đừng vội vàng mà hãy bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng trước, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội, các bài tập yoga đơn giản... Ngoài ra, hãy lưu ý đừng bắt đầu luyện tập khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ, và hãy tuân theo các nguyên tắc an toàn trong tập luyện khi mang thai. Nhiều phụ nữ đã giảm được cân trong khi mang thai do có chế độ ăn uống hợp lý và thay đối lối sống. Để chắn chắn, bạn hãy trao đổi kỹ với bác sỹ xem liệu điều này cũng có thể xảy ra với mình?

 

Bạn nên đọc
Quảng cáo