• Trang chủ
  • > Sách
  • > Dinh dưỡng cho mẹ
  • > Những quy tắc ăn trái cây khi mang thai mẹ bầu phải thuộc nằm lòng
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Những quy tắc ăn trái cây khi mang thai mẹ bầu phải thuộc nằm lòng

Những quy tắc ăn trái cây khi mang thai mẹ bầu phải thuộc nằm lòng

  • Tác giả:
  • Thể loại: Dinh dưỡng cho mẹ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 04/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Ai cũng biết vai trò của trái cây đối với sức khỏe con người, nhất là với bà bầu. Trái cây không chỉ chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đồng thời còn cung cấp chất xơ cho cơ thể. Nhiều người còn truyền tai nhau kinh nghiệm là ăn nhiều trái cây khi mang thai thì da em bé sẽ trắng hồng, mịn màng. Thật ra không có căn cứ nào cho thấy như vậy, da của bé là do gien di truyền quyết định. Nhưng ăn trái cây giúp mẹ bầu khỏe mạnh thì em bé cũng sẽ khỏe mạnh thôi.

Vậy, bà bầu nên ăn trái cây thế nào cho đúng?

1. Không phải ăn càng nhiều càng tốt

Trái cây thường chứa hàm lượng đường khá cao, nhất là những loại trái cây như vải, sầu riêng, chuối, dưa hấu… sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, hoặc làm cho triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn nếu lỡ mẹ bầu có ăn quá nhiều. 

Đường glucose và fructose trong trái cây sau khi được tiêu hóa sẽ hấp thụ qua đường ruột sẽ chuyển hóa thành lipid trung tính, nếu mẹ ăn quá nhiều thì sẽ có thể gây tang cân nhanh, thai nhi quá to. Không phải cứ ăn nhiều cơm hay ăn nhiều chất béo thì mới gây béo. 

Do vậy, mẹ không nên ăn quá nhiều trái cây, tốt nhất là dưới 500g mỗi ngày. 

2. Trái cây không thể thay thế rau xanh

Nhiều mẹ bầu “lười ăn rau” nên thường suy nghĩ là ăn trái cây nhiều để bù vào, ăn trái cây thay cho ăn rau. Sự thật là trái cây không thể thay thế cho rau xanh bởi trái cây và rau xanh có rất nhiều điểm khác nhau. 

Rau xanh cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp đào thải chất độc cholesterol ra khỏi cơ thể và chống táo bón. Các chất xơ trong rau có cấu trúc mịn màng, hàm lượng cao hơn trong trái cây. Rau có chứa tương đối nhiều chất khoáng, sau khi hấp thu vào cơ thể có thể chuyển hoá thành chất kiềm, có thể trung hoà chất axit sinh ra trong quá trình trao đổi chất, duy trì cân bằng axit, kiềm trong cơ thể. Chính vì vậy, ăn nhiều trái cây quá thì có thể bị tiêu chảy (do trái cây mang tính axit nhiều hơn) nhưng ăn nhiều rau thì không bị (do rau xanh mang tính kiềm).

3. Những trái cây không nên ăn

Có một số loại trái cây mẹ bầu không nên ăn hoặc hạn chế ăn: quả nhãn, quả dứa, đu đủ xanh, táo mèo, quả vải, mướp đắng, quả đào. 

4. Những điểm cần chú ý khi bà bầu ăn trái cây

Ngoài ra, có một số lưu ý cho bà bầu khi ăn trái cây nhằm đảm bảo không ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.

Rửa sạch trước khi ăn: trên vỏ trái cây chứa nhiều ký sinh trùng, chất hóa học, chất bảo vệ thực vật cũng như nhiều chất hóa học khác trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Mẹ bầu cần rửa trái cây thật kỹ, rửa dưới vòi nước chảy, ngâm trong nước lạnh và khi ăn tốt nhất nên gọt vỏ.

Nên súc miệng sau khi ăn trái cây: đường trong trái cây sẽ lên men, trở thành axit gây ăn mòn răng. Nếu mẹ bầu ăn nhiều trái cây mà không giữ vệ sinh răng miệng sau khi ăn thì sẽ gây hại cho sức khỏe răng miệng.  Vì vậy, nên súc miệng sạch sau khi ăn trái cây.

Không ăn trái cây trước khi đi ngủ bởi sẽ gây khó tiêu, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Bạn nên đọc
Quảng cáo