• Trang chủ
  • > Sách
  • > Nuôi con bằng sữa mẹ
  • > Lợi và hại của việc thừa hoặc thiếu vitamin D
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Lợi và hại của việc thừa hoặc thiếu vitamin D

Lợi và hại của việc thừa hoặc thiếu vitamin D

  • Tác giả:
  • Thể loại: Nuôi con bằng sữa mẹ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 02/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
1- Nếu cơ thể có khả năng tạo vitamin D, vì sao có nhóm thuộc nguy cơ thiếu vitamin D cao?

Nhân loại được sinh ra với các đặc điểm sinh học phù hợp với điều kiện sống của mình. Trong đó, đặc điểm màu da thích ứng với khả năng tự tạo đủ vitamin D trong điều kiện địa lý khí hậu tương ứng. Vùng càng nắng nóng, màu da càng sậm, ví dụ: người Châu Phi da đen, người Nam Á da vàng, người Bắc Âu/ Bắc Á, Bắc Mỹ da trắng,... Loài người phát triển tốt trong điều kiện sống như thế.

Tuy nhiên, khi người da đen và người da màu di cư về phía Bắc và người da trắng tiến về phía Nam, đặc điểm sinh học liên quan đến màu da và khả năng hấp thụ nắng trời, không còn phù hợp với môi trường địa lý, khiến những người di cư này thuộc nhóm nguy cơ cao. Từ đó, bệnh xương cong/ chân vòng kiềng phổ biến ở cộng động da đen, da màu di dân về phía Bắc (Bắc Mỹ, Bắc Âu) và bệnh ung thư da phổ biến ở Úc khi người di dân da trắng sống ở vùng quá nhiều nắng.

Ngoài ra, con người thay đổi cách sống, tập tục, văn hoá, tôn giáo và môi trường làm việc sinh hoạt thiếu khí và nắng trời, nên ngay cả ở vùng nắng ấm, cũng không tiếp xúc nắng đủ để tạo lượng vitamin/ hocmon D cần thiết cho cơ thể.

Sự gia tăng các loại bệnh do thiếu D thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, và vitamin D được chú ý và nghiên cứu từ giữa thế kỷ 19. Vậy nên các mẹ suy nghĩ xem:

Có nên áp dụng cách thức của người này cho người khác, nước này với nước khác?

Người Việt vẫn sống ở đất Việt thì có ở nhóm nguy cơ cao không?

Cách trang phục che hết nắng khi ra đường của các mẹ, có tốt khi đang nuôi con bú mẹ không?

Thay vì cho con uống bổ sung D, có thể thay đổi cách sinh hoạt, dinh dưỡng của mẹ không?


2- Các rủi ro khi thiếu vitamin D

Biểu hiện lâm sàng của tình trạng thiếu vitamin D nghiêm trọng và kéo dài thường thấy ở các nhóm dân di cư từ các vùng vĩ độ khác nhau, hoặc nơi có mùa đông lạnh kéo dài, hoặc cách sinh hoạt của bà mẹ không có vận động ngoài trời, hoặc văn hoá trang phục che kín khi ra nắng, và dùng nhiều kem chống nắng, có thể gây nên thiếu D ở cả mẹ và con, và bé dễ bị còi xương, loãng xương, cong xương, động kinh...

Tuy nhiên, mức vitamin D chuẩn để kết luận thừa hay thiếu ở trẻ nhỏ vẫn còn đang được tranh cãi và cần phải xét tác động của vitamin D đối với hệ miễn dịch và các bệnh nhiễm trùng sơ sinh.

Cách phòng tránh và khắc phục thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh khá đơn giản:

- Bổ sung D cho mẹ

- Hoặc phơi nắng cho mẹ và con

- Hoặc bổ sung D ngắn hạn cho bé, khi cần thiết (cần xét nghiệm máu để biết là thật sự cần thiết).


3- Các rủi ro khi thừa vitamin D

Vitamin D được xem là an toàn như là một phần của một chế độ ăn uống khỏe mạnh bình thường. Vitamin D từ thực phẩm tự nhiên cũng không gây độc hại, ngoại trừ quá liều từ thực phẩm có tăng cường quá nhiều vitamin D (ở một số nước như Mỹ).

Tuy việc phơi nắng không bao giờ gây ngộ độc vì thừa D, phơi nắng quá mức lại có một số ảnh hưởng khác như lão hoá da nhanh, đục thuỷ tinh thể, giảm miễn dịch và ngay cả ung thư da.

Nếu uống canxi + vitamin D một thời gian dài tăng nguy cơ bị sạn thận, theo 1 nghiên cứu việc uống phối hợp canxi D trong 7 năm, làm tăng nguy cơ bị sạn thận đến 17%. Ngoài ra dùng canxi D phối hợp có thể làm giảm tác dụng hấp thụ một số loại thuốc chữa bệnh khác. Bổ sung quá nhiều vitamin D có thể gây buồn nôn, biếng ăn, rối loạn cảm xúc.

Thừa vitamin D cũng làm tăng nồng độ canxi, có thể gây nên nhịp tim bất thường nếu uống trong thời gian dùng thuốc digoxin. Những người bị thiểu năng tuyến cận giáp có thể có nguy cơ nồng độ canxi cao bất thường khi dùng vitamin D, và có thể có ngộ độc quá liều.

Do đó, không nên tuỳ tiện bổ sung D mà không xét nghiệm máu để biết việc bổ sung là thật sự cần thiết. Luôn luôn hỏi ý kiến bác sĩ và dược sĩ về tất cả các loại thuốc bổ sung/ thảo mộc, và các loại thuốc đang dùng.

4- Dựa vào đâu để biết bé phát triển tốt, đủ canxi và không cần bổ sung vitamin D?

Không thể nói đến vitamin D mà không nói đến Canxi, vì mấu chốt của câu chuyện là nỗi lo con không phát triển tốt chiều cao, không cứng cáp và phát triển tốt do thiếu canxi hoặc do không hấp thụ được tốt canxi.

Như vậy, đâu là những dấu hiệu để biết bé có hấp thụ đủ canxi hay không?

Phát triển chiều cao (chuẩn WHO)

Phát triển các cột mốc vận động (chuẩn WHO)

Sức khoẻ tổng quát, ăn, ngủ tốt, thức tỉnh táo, da dẻ hồng hào.

Khi bé phát triển tốt ở các lãnh vực này, các mẹ không nên lo lắng rằng bé có đủ canxi và vitamin D nữa.

5- Vì sao các biểu hiện thông thường ở trẻ bị lầm tưởng là "thiếu canxi"?

Các biểu hiện sau không phải là biểu hiện của thiếu canxi, như được sử dụng sai lầm trong cộng đồng, (kể cả một số người ngành y và tài liệu ngành y ở Việt Nam) vì chúng bị nhầm lẫn với những triệu chứng ở người lớn (đặc biệt là triệu chứng tiền mãn kinh):

Bé đổ mồ hôi đầu khi ngủ: bé thường đổ mồ hôi đầu khi nóng, tuyến mồ hôi ở nách và các phần da khác ở cơ thể bé chưa phát triển như người lớn. Không giống như dấu hiệu đổ mồ hôi đầu trộm ở người lớn do thiếu canxi hay tiền mãn kinh;

Bé rụng tóc vành khăn: bé từ 1 đến 6 tháng có thể thay hoàn toàn tóc, và rụng ở vùng đầu mà bé tiếp xúc nhiều nhất khi nằm và xoay đầu nhiều nhất, (chính là vị trí để quấn khăn vành);

Bé ngủ không sâu, vặn mình: bé từ 1 đến 2 tuổi, ngủ động là đang phát triển não, đặc biệt ở bé bú mẹ, vì sữa mẹ nuôi não liên tục, đặc biệt khi ngủ động chứ không phải khi ngủ sâu như nhiều người lầm tưởng; 

Bé chậm mọc răng: chồi răng đã có trong nướu và sẽ mọc lên ở các thời điểm khác nhau, tùy gen, tùy độ cứng của nướu;

Bé hay giật mình: bé mới sinh hay giật mình là bình thường vì trong bụng mẹ chật nhưng ra ngoài rộng và môi trường khác hẳn trong bụng mẹ, đặc biệt là bé sinh mổ;

Do đó, lầm tưởng các biểu hiện bình thường như kể trên là bé bị thiếu canxi, để bổ sung trực tiếp vitamin D hay canxi cho bé, có thể gây những ảnh hưởng sức khoẻ cho bé về lâu dài.


Kết luận

Trong khi liều lượng như thế nào là chuẩn cho trẻ sơ sinh chưa xác định được, mối quan hệ giữa vitamin D và các hocmon khác và các rủi ro do thừa D vẫn là vấn đề tranh cải, các mẹ nên (trong khả năng tốt nhất có thể) tự bồi dưỡng, ra nắng và bổ sung vitamin D cho mẹ (nếu mẹ thiếu D) + cho con bú 100%, luôn luôn là lựa chọn tốt nhất và có trách nhiệm nhất.

Khi tắm nắng cho trẻ cần tăng dần thời gian tiếp xúc với ánh nắng, ban đầu là vài phút, sau đó dần dần kéo dài 10 phút. Sau tháng đầu tiên có thể kéo dài từ 15-20 phút tùy sức khỏe của trẻ.

Bạn nên đọc
Quảng cáo