• Trang chủ
  • > Sách
  • > Chuyển dạ
  • > Lý do nên trì hoãn việc cắt dây rốn ngay khi bé chào đời
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Lý do nên trì hoãn việc cắt dây rốn ngay khi bé chào đời

Lý do nên trì hoãn việc cắt dây rốn ngay khi bé chào đời

  • Tác giả:
  • Thể loại: Chuyển dạ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Sau khi các mẹ đắm chìm trong cảm giác ngắm nhìn em bé mới chào đời khi bé được đặt lên ngực mẹ, thì điều cuối cùng con sót lại trong đầu các mẹ là sẽ phải xử lý như thế nào với nhau thai và dây rốn? Nhưng các bằng chứng lớn và xác thực sau đây sẽ làm cho bạn thực sự sáng tỏ về những gì nên làm với nhau thai và dây rốn của trẻ.

Trì hoãn việc kẹp dây rốn (điều dang nói đến là kẹp dây rốn chưa không phải là cắt dây rốn vì ngay lập tức cắt dây rốn của trẻ là một hành động thiếu sáng suốt) sẽ tạo nên một số lợi ích lớn cho sức khỏe em bé mới sinh, nhưng thực tế nhiều bác sĩ và nữ hộ sản không trì hoãn việc kẹp dây rốn như đã được luyện tập mà nhanh chóng thực hiện việc này vì họ không muốn chờ đợi là tốn thời gian của họ. Dưới đây là những lý do bạn nên nhấn mạnh các nữ hộ sản chăm sóc cho bạn về việc cần nên chờ đợi trước khi cắt dây rốn cho trẻ.

Lý do # 1: dây rốn sẽ cung cấp thêm cho trẻ 32% lượng máu

Sự thật đúng như thế, 32% lượng máu trong trẻ lúc này sẽ vẫn được giữ nguyên trong cơ thể bé nhỏ của bé mà không bị chảy ra ngoài. Nghiên cứu sau đây đã chứng minh rõ điều này: “Khối lượng máu qua nhau thai của trẻ, tính chung với khối lượng máu chảy qua nhau thai của trẻ kẹp nhau thai muộn cao hơn 32% so với những trẻ phải chịu kẹp nhau thai sớm”.

Lý do # 2: Cơ thể của bé sẽ có thêm chất sắt, giúp ngăn ngừa sự thiếu hụt chất khoáng trong cơ thể bé

Khi mà bé sơ sinh có thêm lưu lượng máu vào cơ thể thì hiển nhiên là bé sẽ được lợi ích nhiều hơn từ các dưỡng chất trong máu đem lại bao gồm các tế bào gốc và chất sắt. Thực tế, chỉ cần trì hoãn việc kẹp nhau rốn cho trẻ sơ sinh khoảng 2 phút là các mẹ đã tăng lượng sắt trong cơ thề bé từ 24 lên 47 mg, lượng chất sắt này tương đương với nhu cầu của bé sơ sinh trong 1-2 tháng. Chính vì thế giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt ở trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh trong giai đoạn 6 tháng đầu tiên. Các mẹ có nhận thấy rằng rất nhiều loại thức ăn dặm cho trẻ, ngũ cốc, sữa công thức luôn giới thiệu việc tăng cường lượng sắt trong sản phẩm cũng chính là đáp ứng nhu cầu thiếu hụt chất sắt trong giai đoạn này.

Chính vì thế các mẹ có thể thấy được tầm quan trọng của việc trì hoãn cắt dây rốn của bé yêu. Bài nghiên cứu cũng cho thấy: “Các trẻ được kẹp dây rốn trễ có nồng độ ferritin trung bình cao hơn 45% so với các bé bị kẹp rốn sớm.

Lý do # 3: Giảm nguy cơ thiếu máu ở trẻ

Khi bé con nhận được đủ lượng máu, trẻ sẽ ít có khả năng mắc phải chứng thiếu máu, đặc biệt là ngay cả khi mẹ có tiểu sử mắc bệnh thiếu máu. Tổng quan các nghiên cứu cho thấy: “hai trong số bốn bài nghiên cứu ở các nước đang phát triển đã tìm thấy sự khác biệt rõ rệt giữa nồng độ hemoglobin trong máu ở các trẻ 2-3 tháng tuổi mà khi sinh được trì hoãn việc kẹp rốn. Sự khác biệt này càng gây được sự chú ý khi mà mẹ của các bé này bị tiểu sử mắc bệnh thiếu máu”.

Lý do # 4: Cân nặng của bé sẽ lớn hơn

Các mẹ bầu thường lo lắng về trọng lượng của bé mới sinh, nhưng thực tế cho thấy các bé được cung cấp lượng máu đầy đủ có trong lượng lớn hơn, và chứng tỏ bé khỏe mạnh hơn, đặc biệt là khi mẹ lo lắng vì bé sinh thiếu tháng. Xem xét dữ liệu của các ca kẹp rốn trẻ sơ sinh tại Cochrane cho thấy: “Các bé được kẹp rốn trễ có trọng lượng cao hơn hẳn các bé kẹp rốn sớm (bé tăng hơn 101g)".

Lý do # 5: Giảm nguy cơ xuất huyết não thất ở trẻ cũng như nguy cơ nhiễm khuẩn máu sau đó

Sau đây là lý do 2 trong 1! Xuất huyết não thất là tình trạng máu ở khu vực não tràn vào khu vực chứa dịch não (tâm thất), và nguy cơ này thường xảy ra với các bé sinh non. Nhiễm trùng huyết muộn là hiện tượng xảy ra khoảng 3-7 ngày sau khi bé chào đời, nguyên nhân là vì trẻ bị nhiễm khuẩn từ môi trường hoặc từ người chăm sóc trẻ, sau đó vi khuẩn đi vào máu của trẻ sơ sinh. Bài nghiên cứu đã cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa trẻ kẹp rốn ngay lập tức sau khi sinh và trẻ kẹp rốn trễ hơn về tỉ lệ xuất huyết não thất và nhiễm trùng máu sau khi sinh.

Lý do # 6: truyền máu chậm hơn

Như một kết quả của việc kẹp rốn muộn, bé sẽ nhận được tốc độ máu truyền chậm hơn so với những bé bị kẹp rốn ngay lập tức. “Bảy nghiên cứu đã chứng tỏ được điều này, việc trì hoãn kẹp rốn lấu nhất là 120 giây. Việc chậm kẹp rốn có liên quan tới giảm thiểu tốc độ truyền máu từ đó giảm được áp lực máu trong cơ thể trẻ dẫn đến giảm nguy cơ xuất huyến não thất hơn những trẻ kẹp rốn sớm”.

Lý do # 7: Dây rốn chính là nguồn cung cấp oxy cho bé sơ sinh

Khi mà dây rốn vẫn chưa bị cắt rời khỏi bé yêu, khi ấy bé vẫn nhận được lượng lớn oxy từ mẹ, điều này giải thích tại sao các bé được sinh bằng phương pháp sinh dưới nước có thể thở khi mà bé ở trong nước. Chỉ khi bé có phản xạ thở thì khi ấy bé mới lấy không khí từ môi trường. Nhận được lượng oxy từ mẹ là cực kỳ quan trong cho bé, đặc biệt là đối với các bé cần có sự hỗ trợ trong việc thở. Và sẽ là thật tuyệt vời nếu ai có thể phát minh được một phương pháp khoa học mà bé vừa có thể sử dụng máy thở, vừa giữ được dây rốn gắn liền với mẹ, điều này sẽ tạo môi trường cực kỳ thuận lợi cho bé hồi phục chức năng hô hấp.

Lý do #8: bởi vì sự tiếp xúc giữa cơ thể mẹ và bé là quan trọng hơn bao giờ hết

Rất nhiều các bệnh viện trên thế giới thường đưa em bé ra xa khỏi mẹ ngay sau khi bé chào đời, điều này đồng nghĩa với việc dây rốn kết nối giữa mẹ và bé thường bị cắt rời ngau lập tức, nhưng điều này hoàn toàn không phổ biến tại Úc. Khoảnh khắc ngay sau khi bé chào đời là rất quan trọng, và kỳ diệu mà mẹ và bé sẽ không bao giờ có thể quay trở lại được, chính vì thế khoảnh khắc đặt bé vào lòng mẹ (da tiếp da) cần phải diễn ra ngay lập tức và không bị tác động từ bên ngoài. Không có lý do nào có thể chấp nhận khi chia cắt mẹ và bé, cũng như ngay lập tức cắt rời dây rốn cho bé. Mẹ và bé nên tận hưởng ngay lập tức cảm giác da chạm da mà không phải chịu bất cứ sự can thiệp nào. Hãy để cho mẹ và bé được yên tĩnh cũng như là giữ nguyên hiện trạng của dây rốn, chỉ trừ khi mẹ và bé rơi vào trường hợp cấp cứu khẩn cấp nào khác.

Vậy thời điểm nào là phù hợp để cắt rời dây rốn?

Theo các kết quả các cuộc nghiên cứu thì sau 2 phút các nữ hộ sinh có thể cắt dây rốn cho trẻ, nhưng thực tế thì hầu hết các bố mẹ đều muốn chỉ cắt dây rốn khi nó không còn rung động, tức là nhau thai đã hoàn thành xong việc của nó và việc truyền máu giữa mẹ và bé đã kết thúc. Như vậy 2 phút là khoảng thời gian ít nhất mà các mẹ nên chờ đợi trước khi cắt rời bé ra khỏi mẹ. Một số ít các cặp bố mẹ lựa chọn phương pháp Liên sinh (lotus birth), họ sẽ giữ nguyên nhau thai và dây rốn mà không cắt rồi để cho nó rụng tự nhiên. Khi nhau thai và dây rốn tự rụng họ sẽ đặt nó vào những túi thơm với thảo dược và hoa như một bằng chứng cho sự kết nối thiêng liêng giữa mẹ và bé.

 

Bạn nên đọc
Quảng cáo