• Trang chủ
  • > Sách
  • > Chăm sóc bé hàng ngày
  • > Cách để dạy con phát triển cảm xúc toàn diện, biết yêu thương cha mẹ và lương thiện
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Cách để dạy con phát triển cảm xúc toàn diện, biết yêu thương cha mẹ và lương thiện

Cách để dạy con phát triển cảm xúc toàn diện, biết yêu thương cha mẹ và lương thiện

  • Tác giả:
  • Thể loại: Chăm sóc bé hàng ngày
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 11/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Tất cả cha mẹ đều mong muốn con cái mình khi lớn lên sẽ tạo dựng được mối quan hệ tốt với những người xung quanh, chẳng hạn như kết bạn, quan tâm đến người khác, chơi cùng các bạn khác. Mối quan hệ đầu tiên mà trẻ tạo dựng là với cha mẹ. Từ mối liên kết này mà trẻ học cách mở rộng mối liên kết với mọi người xung quanh.

Từ khi sinh ra, trẻ đã bắt đầu phát triển mối gắn kết với xã hội. Bạn có thể hiểu đơn giản là khi lớn lên trẻ sẽ yêu thương cha mẹ.

Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ có những mối liên kết xã hội mạnh mẽ với những những người quan trọng, khi lớn lên bé sẽ dễ dàng giao tiếp hơn. Không những thế trẻ có xu hướng tò mò và thích khám phá hơn khi học ở trường. Trẻ cũng kiểm soát các tình huống tốt hơn và biết cách giải quyết các vấn đề. Ngoài ra, trẻ sẽ dễ kết bạn và có xu hướng sống vui vẻ hơn.

Do đó, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ đã nên có những hành động hỗ trợ bé phát triển về mặt cảm xúc, biết cách xây dựng những mối quan hệ xã hội. Ở mỗi độ tuổi, bé lại cần cha mẹ hỗ trợ một cách khác.

1. Dạy trẻ cách tin tưởng
Bài học đầu tiên trong việc tạo dựng mối liên kết với người khác là lòng tin. Cách mẹ phản ứng lại những nhu cầu của bé đã dạy bé tạo dựng lòng tin.

Khi bé khóc vì đói, mẹ cho bé ăn.

Nếu bé khó chịu, mẹ thay tã và vỗ nhẹ lưng bé.

Nếu bé thích chơi, mẹ chơi cùng bé.

Khi bé mệt, buồn ngủ, mẹ cho bé nghỉ ngơi và đi ngủ.

Nếu trẻ có lòng tin, trẻ sẽ học hỏi khám phá nhiều điều hơn vì trẻ tự tin hơn, an tâm hơn khi biết luôn có mẹ ở bên.

2. Mẹ không được làm hư trẻ
Nhiều bậc phụ huynh lo lắng rằng họ có thể làm hư trẻ nếu cứ đáp ứng những nhu cầu của bé. Không cần phải lo lắng nhiều! Cha mẹ sẽ không làm hư bé được. Trẻ nhỏ biết chúng cần cái gì và khi nào cần. Khi mẹ biết nhu cầu của bé, bé học cách phụ thuộc vào mẹ. Đó là cách bé học tin tưởng. Đó cũng là cơ hội phát triển gắn kết xã hội. Năm đầu tiên rất quan trọng để xây dựng các mối liên kết này ở trẻ.

3. Mối quan hệ xã hội
Cha mẹ dạy bé cách tiếp nhận và tạo dựng mối liên kết xã hội với sự cởi mở. Bất kể trẻ làm gì, cha mẹ cũng nên phản hồi lại. Nếu bé đáp lại phản ứng của mẹ, mẹ tiếp tục phản ứng lại với bé. Việc làm này lặp đi lặp lại cho đến khi bé mệt và nhắm mắt lại. Đây khi bé đã chán chơi rồi và đây là lúc cần nghỉ ngơi. Trước hết, bé thường tự chơi một mình sau đó bé muốn mẹ cùng chơi lại.

Sau đây là một vài ví dụ cho mẹ tham khảo:

Mẹ bế bé, mở rộng miệng và đưa lưỡi qua lại. Trẻ sẽ quan sát mẹ sau đó sẽ làm theo.

Bé nói “ dadadada” mẹ hãy xem bé làm và lặp lại, mẹ đợi một lát bé sẽ lại làm theo.

Mẹ nhắm mắt lại rồi mở mắt ra đột ngột, mẹ nói” tada” . Bé sẽ la lên thích thú, mẹ hãy làm lại.

Mẹ rung chùm chìa khóa, bé sẽ với lấy chúng. Mẹ hãy khuyến khích bé khám phá thế giới xung quanh.

Bé sẽ phản ứng với những ánh sáng phát ra từ trái banh màu đỏ. Mẹ hãy lăn trái banh về phía bé và lăn lại về phía mẹ. Mẹ làm như vậy vài phút.

Khi trẻ lớn lên và đã có nhiều kỹ năng hơn, trẻ thường muốn mẹ chơi với bé. Chơi cùng nhau để giúp bé phát triển mối liên kết qua lại giữa trẻ và mẹ. Mẹ hãy thử các trò chơi này hàng ngày với bé:

Chơi -  tạo dựng lòng tin: cho bé đi picnic, chơi ở trường, cho búp bê cùng đi bác sĩ,...

Đưa ra nhiệm vụ thiết thực cho bé như chuẩn bị bữa tối, gấp quần áo.

Đi bộ và nhặt lá cây, đếm xe, nói về các màu sắc.

Đọc sách cùng bé và kể các câu chuyện khác nhau.

Đi dạo chơi cùng bé, chơi cát cùng bé.

Cho bé xem hình gia đình và nói về mọi người trong gia đình.

Chơi các trò chơi có tổ chức.

4. Dạy trẻ sự đồng cảm
Đồng cảm có nghĩa là hiều và quan tâm đến suy nghĩ của những người khác. Mẹ dạy bé sự đồng cảm ngay khi bé vừa sinh ra bằng cách âu yếm, yêu thương bé.

Khi mẹ làm cho bé cảm thấy vui hơn mỗi khi buồn, bé cũng sẽ làm như vậy với mẹ. Bé có thể đến và vỗ nhẹ vào lưng khi mẹ buồn, hay đưa cho mẹ một món đồ chơi hoặc một cái mền. Mẹ dạy bé cách nhận ra cảm giác của những người xung quanh và quan tâm đến những cảm giác đó. Chẳng hạn, khi một đứa trẻ khác buồn, mẹ có thể nói: con nhìn xem, bạn ấy đang rất giận, để xem tại sao bạn ấy lại giận như vậy.

5. Giúp bé kết bạn
Mặc dù bé còn rất nhỏ, mẹ có thể thấy một vài dấu hiệu cho thấy bé muốn có bạn. Bé sẽ bắt chước theo việc làm của bạn khác. Bé sẽ chia sẻ đồ chơi nếu bạn đến và muốn chơi cùng bé. Mẹ hãy khuyến khích các hành động này. Hãy cho bé chơi với các bạn khác. Hãy cho bé nhiều đồ chơi hơn một chút, để bé thấy việc san sẻ đồ chơi cũng không có gì khó khăn

cả. Những việc làm này sẽ giúp bé dễ dàng kết bạn hơn.

Trước khi bé đến trường, dạy bé cách kết bạn là điều rất quan trọng. Trẻ sẽ thấy vui hơn nếu biết cách kết bạn. Trẻ sẽ sử dụng tất cả các kỹ năng xã hội có được để kết bạn. Và đó là điều cần thiết để tạo dựng các mối quan hệ xã hội sau này.

6. Khi trẻ không làm như bạn mong đợi
Đối với một vài bé, do khuyết tật hoặc có các nhu cầu đặc biệt, có thể không làm theo những gì mẹ mong đợi ở bé. Bé có thể rất nhạy cảm với những đụng chạm hoặc không muốn mẹ ôm bế. Bé cũng có thể khóc rất nhiều. Bé không nhìn người đang nói chuyện với bé. Nếu bé bị tình trạng này, mẹ đừng xấu hổ về bé hay về bản thân. Những vấn đề này có

thể cần cách giải quyết đặc biệt. Nếu mẹ quan sát bé có những hành động bất thường không đúng, mẹ hãy viết lại danh sách những hành động đó. Nói với bác sĩ, và cố gắng tìm ra câu trả lời.

Nếu mẹ quá lo lắng, hãy tìm những bác sĩ chuyên khoa hay các dịch vụ chăm sóc. Nếu bé đi học và ở trường học không có dịch vụ chăm sóc thì mẹ nên tìm các cơ sở khác. Nếu vấn đề đã được xác định, mẹ hãy thường xuyên giúp đỡ bé hơn.

Bạn nên đọc
Quảng cáo