- Trang chủ
- > Sách
- > Chăm sóc đặc biệt
- > Những biến chứng mẹ cần biết khi mang đa thai
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Những biến chứng mẹ cần biết khi mang đa thai
- Tác giả:
- Thể loại: Chăm sóc đặc biệt
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 11/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
1. Mang đa thai có nhiều nguy cơ trong thai kỳ hơn so với đơn thai?
Thai kỳ với 2 hoặc nhiều phôi thai được coi là nguy cơ cao. Càng có nhiều bé trong bụng thì càng có nguy cơ gặp những biến chứng. Nguy cơ cao nhất là sẽ sinh non và việc sinh non này sẽ làm tăng nguy cơ gặp những vấn đề về sức khỏe.
2. Xác suất sinh non là bao nhiêu ?
Theo dự án March of Dimes thì khoảng 60% số ca sinh đôi và hơn 90% số ca sinh ba là sinh non (trước 37 tuần). Thai kỳ sinh đôi thường kéo dài trung bình 35 tuần, còn thai kỳ sinh ba kéo dài khoảng 33 tuần, thai kỳ sinh tư kéo dài khoảng 29 tuần.
3. Những bé sinh non phải đối mặt những nguy cơ nào?
Những bé sinh non được sinh ra khi cơ thể bé chưa sẵn sàng. Phổi, não bộ và một số bộ phận khác trong cơ thể chưa được phát triển hoàn thiện, hệ miễn dịch còn chưa đủ sẵn sàng để chống lại nhiễm khuẩn từ bên ngoài và bé cũng có thể chưa đủ sức bú, nuốt.
Bé càng sinh sớm thì càng gặp nguy cơ lớn hơn. Bé sinh non trong khoảng 34-37 tuần nhìn chung là không gặp vấn đề gì lớn, còn những bé sinh trước 28 tuần thì có thể sống được nhưng cần hỗ trợ y tế và thực sự là cần cả may mắn nữa.
Nếu bạn chuyển dạ trước 34 tuần, bác sĩ có thể can thiệp để làm chậm quá trình chuyển dạ này trong vài ngày và dùng thuốc để kích thích phổi cùng một số bộ phận khác của thai nhi phát triển nhanh hơn, nhằm tăng khả năng sống sót cho bé. Bé cũng sẽ được điều trị bằng magnesium sulfate, một chất giúp giảm nguy cơ liệt não.
4. Những ca đa thai còn chịu những biến chứng tiềm tàng nào nữa?
Ngoài nguy cơ sinh non thì những ca đa thai còn có thể gặp một số tình trạng như :
Những ca sinh đôi sinh ba thì các bé không đạt được cân nặng cần thiết trước khi ra đời. Bình thường, cân nặng trung bình của bé sơ sinh là 3kg trong khi các bé sinh đôi chỉ đạt khoảng 2,5kg. Các bé sinh ba thường chỉ đạt 1,8kg mỗi bé và các bé sinh tư chỉ đạt 1,3kg mỗi bé. Những bé nặng dưới 2,5kg được coi là những bé sinh nhẹ cân.
Những bé sinh nhẹ cân – dù sinh non hay sinh đủ tháng – vẫn có nguy cơ mắc những vấn đề về sức khỏe. Những bé sinh nhẹ cân thường gặp vấn đề về hô hấp, đồng thời cũng chưa sẵn sàng chống lại nhiễm khuẩn từ bên ngoài, chưa điều chỉnh thân nhiệt tốt và cũng có thể không lên cân tốt.
Do vậy hầu hết những bé sinh nhẹ ký đều phải được chăm sóc trong lồng kính một thời gian.
Tiền sản giật : là tình trạng gắn liền với hiện tượng tăng huyết áp, tăng lượng đạm trong nước tiểu, xuất hiện bất thường tại thận hoặc gan. Tiền sản giật xuất hiện trong khoảng 10-15% số mẹ mang song thai, tức là cao hơn 2-3 lần so với những mẹ mang đơn thai.
Tiền sản giật có thể xảy ra rất sớm và một khi đã phát tác thì có thể trở nên rất nguy hiểm. Tình trạng tiền sản giật nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau cũng như nhau thai của mẹ và gây những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Tiểu đường thai kỳ: thai phụ mang đa thai có tỉ lệ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn so với những thai phụ mang đơn thai. Nếu bị tiểu đường thai kỳ, bác sĩ sẽ theo dõi mẹ thật thận trọng, yêu cầu kiểm soát chế độ ăn uống và vận động nhằm giữ lượng đường trong máu ở mức cho phép. Một số thai phụ vẫn cần phải tiêm insulin hoặc uống thuốc. Nếu không kiêng khem cẩn thận thì tiểu đường thai kỳ sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và các bé.
Đứt dây nhau : là hiện tượng dây nhau bị tác ra khỏi thành tử cung trước khi chuyển dạ, hiện tượng này có thể xảy ra khi mẹ mang đa thai. Hiện tượng này có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong nửa cuối thai kỳ và có thể dẫn tới những hậu quả như : chậm tăng trưởng, sinh non, sảy thai. Trong thai kỳ đa thai, hiện tượng đứt dây nhau có thể xảy ra ngay sau khi bé đầu tiên chào đời (qua đường âm đạo). Nếu hiện tượng này xảy ra, bé còn lại sẽ được sinh mổ.
Hội chứng truyền máu song sinh (TTTS) hiếm gặp nhưng lại có những biến chứng phức tạp. Hội chứng xảy ra máu được đưa tới bé này từ phía bé kia thông qua dây nhau chung. Theo nghiên cứu March of Dimes, 10-15% trường hợp song sinh cùng trứng có hội chứng này.
5. Tôi có cần phải nằm nghỉ hoàn toàn không ?
Nhiều bác sĩ sẽ chỉ định mẹ phải nằm nghỉ hoàn toàn trên giường, nhất là khi mẹ có những dấu hiệu sinh non. Không có bằng chứng việc nằm nghỉ hoàn toàn sẽ giảm nguy cơ sinh non nhưng trong nhiều trường hợp, việc nằm nghỉ giúp giảm các hoạt động thể chất của mẹ và giảm tải cho đôi chân.
Dù thai kỳ khỏe mạnh thì nhiều bác sĩ cũng khuyên mẹ nghỉ ngơi từ đầu tam cá nguyệt thứ 3.
6. Xác suất bị mất một trong các bé là bao nhiêu ?
Khi mẹ mang song thai, một bé có thể bị sảy trong giai đoạn đầu thai kỳ và chỉ còn lại một bé. Tình huống này xảy ra chiếm khoảng 20% số ca mang thai đôi. Nếu bạn mang thai 3 bé, có tới 40% xác suất một hoặc 2 bé sẽ bị sảy trong nửa đầu thai kỳ.
Khi chưa có kỹ thuật siêu âm, việc sảy thai một hoặc 2 bé này thường không được nhận ra mà mẹ chỉ thấy hiện tượng chảy máu âm đạo, còn bé còn lại vẫn phát triển bình thường.
Thai chết lưu là hiện tượng sảy thai khi bé đã trên 20 tuần, không phổ biến lắm, nhưng ở thai kỳ đa thai thì hiện tượng này cao hơn so với đơn thai. Khoảng 1-2% ca song thai hoặc tam thai có hiện tượng chết lưu, so với 0,5% ở đơn thai.
Một số trường hợp bé bị chết lưu khi đã cuối thai kỳ và được lấy ra ngoài khi sinh bé còn lại. Một số trường hợp hiếm gặp thì bé bị chết lưu được đẩy ra ngoài chỉ vài tuần so với bé còn lại.
Nếu mẹ mang song sinh cùng trứng với cùng 1 dây nhau thì việc 1 bé bị sảy trước 20 tuần là rất nguy hiểm cho bé còn lại. Nếu như 2 bé không cùng 1 dây nhau thì nhìn chung bé còn lại sẽ phát triển bình thường.
7. Có cách nào giảm các nguy cơ này không ?
Có rất ít khả năng can thiệp vào thai kỳ thông qua chế độ ăn uống, chế độ sống của mẹ. Nhưng việc xác định sớm là mang thai đôi sẽ giúp bác sĩ có đủ thời gian phát hiện và hạn chế những biến chứng từ sớm.
Mẹ cũng cần tìm hiểu về những nguy cơ khi mang thai đôi nhưng cũng đừng bị quá ám ảnh bởi những nguy cơ này. Hãy nắm rõ những dấu hiệu sinh non. Ăn uống đủ chất, uống đủ nước. Đừng quên đi khám đúng hẹn và theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Phụ nữ đang mang thai có thể dính bầu không? Câu trả lời sẽ khiến bạn ngạc nhiên
Phát triển của trẻ sinh non trong tháng đầu tiên: Những điều mẹ không ngờ được
Chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau mổ lấy thai
Nể phục cách người mẹ nuôi dạy cậu con trai tự kỷ trở thành thần đồng vật lý
Chậm phát triển ngôn ngữ và vận động và những vấn đề của trẻ sinh thiếu tháng