• Trang chủ
  • > Sách
  • > Chuyển dạ
  • > Những dấu hiệu chuyển dạ
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Những dấu hiệu chuyển dạ

Những dấu hiệu chuyển dạ

  • Tác giả:
  • Thể loại: Chuyển dạ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:

1. Có cách nào để dự đoán khi nào tôi sẽ chuyển dạ hay không ?

Không hẳn. Các chuyên gia vẫn chưa hoàn toàn hiểu được điều gì là nguyên nhân gây khởi phát chuyển dạ, và không có cách nào để dự đoán chính xác khi nào sự chuyển dạ sẽ bắt đầu.

Cơ thể của bạn thực ra đã bắt đầu việc chuẩn bị cho chuyển dạ đến cả 1 tháng trước khi bạn sanh. Có thể bạn vui sướng không nhận thấy điều gì đang diễn ra - hoặc có thể bạn bắt đầu chú ý đến những triệu chứng mới khi ngày sinh của bạn đang đến gần. Đây là những điều có thể xảy đến trong những tuần hoặc những ngày trước khi chuyển dạ bắt đầu :

Thai nhi "lọt"

Nếu đây là lần đầu bạn mang thai, bạn có thể cảm thấy cái được gọi là "sự sa bụng", vào khoảng vài tuần sau trước khi chuyển dạ bắt đầu. Có thể bạn cảm thấy nặng nề ở vùng khung chậu và bạn để ý sẽ thấy rằng vùng ngay dưới lồng ngực ít áp lực hơn, điều đó khiến bạn thở dễ dàng hơn.

Bạn thấy có nhiều cơn gò Braxton Hicks hơn.

Cơn gò Braxton Hicks diễn ra thường xuyên hơn với cường độ cao hơn là dấu hiệu của tiền chuyển dạ, trong khi đó cổ tử cung của bạn dần chín muồi (xem bên dưới) và giai đoạn này chuẩn bị cho sự chuyển dạ thực sự. Một vài sản phụ cảm thấy đau quặn, giống như hành kinh trong suốt thời gian này.

Đôi khi, lúc chuyển dạ thực sự đến gần, cơn gò Braxton Hicks trở nên tương đối đau, và mỗi 10 đến 20 phút, khiến cho bạn tự hỏi rằng có phải là chuyển dạ thực sự đã bắt đầu hay không. Nhưng nếu những cơn gò đó không kéo dài lâu hơn, mạnh hơn, không gần nhau hơn và không làm mở cổ tử cung của bạn một cách liên tục, thì điều mà bạn cảm thấy đó chắc hẳn là chuyển dạ giả.

Cổ tử cung của bạn bắt đầu thay đổi

Vào những ngày và những tuần trước sanh, các thay đổi trong mô liên kết cổ tử cung làm cho nó trở nên mềm. Hơn nữa, các cơn gò Braxton Hicks có thể mở đầu cho việc làm mỏng và có lẽ làm mở cổ tử cung một ít. (Nếu bạn đã từng sanh trước đây, cổ tử cung của bạn nhiều khả năng đã dãn một hay hai centimet trước khi chuyển dạ bắt đầu, nhưng hãy nhớ rằng ngay cả khi thai 40 tuần với lần mang thai đầu tiên, mở 1 centimet không đảm bảo rằng chuyển dạ sắp xảy đến).

Khi bạn sắp hoặc đang trong ngày sanh, bác sĩ của bạn có thể thực hiện kiểm tra âm đạo trong khi bạn khám tiền sản để biết rằng cổ tử cung của bạn đã bắt đầu thay đổi hay chưa.

Bạn mất nút nhày và nhận thấy nhớt hồng âm đạo

Bạn có thể mất đi nút nhày - một lượng ít chất nhày đặc, bịt kín cổ tử cung trong 9 tháng qua - nếu cổ tử cung của bạn bắt đầu mở một cách đáng kể hoặc dãn nở, lúc bạn bắt đầu đi vào chuyển dạ.

Nút nhày này có thể ra toàn bộ hoặc ra khi tăng tiết dịch âm đạo trong suốt nhiều ngày. Chất nhày có thể pha lẫn màu nâu, hồng hoặc máu đỏ, đó là tại sao nó được gọi là "ra nhớt hồng". Quan hệ tình dục hoặc thao tác khám âm đạo cũng có thể làm xáo trộn nút nhày này và gây ra việc bạn thấy có dịch tiết có lẫn máu, ngay cả khi không có chuyển dạ trong vài ngày tới.

Vỡ nước ối

Khi màng ối chứa chất lỏng bao quanh thai nhi bị vỡ, chất lỏng sẽ rỉ ra từ âm đạo của bạn. Và nếu chất lỏng này phun vọt ra nhiều hoặc thành tia nhỏ, bạn nên gọi cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh.

Hầu hết sản phụ bắt đầu có những cơn co tử cung đều đặn trước khi túi ối của họ bị vỡ, nhưng trong một số trường hợp, túi ối lại vỡ trước. Trường hợp này, chuyển dạ thường diễn ra sớm. Nếu bạn không bắt đầu có những cơn gò tử cung trong một khoảng thời gian nhất định, bạn sẽ cần được kích thích chuyển dạ, bởi vì thai nhi có thể bị nhiễm trùng nếu không có sự bảo vệ của túi ối ngăn chặn vi khuẩn.

2. Làm thế nào để biết cơn chuyển dạ thực sự đã tới?

Thường cơn chuyển dạ rất khó để xác định đã đến hay chưa, bởi vì các cơn gò là dấu hiệu của chuyển dạ đã có từ nhiều tuần trước, có thể giống với cơn gò Braxton Hicks mà bạn đã cảm nhận trong nhiều tuần qua.

Khi các cơn gò trở nên dài hơn, mạnh hơn, và khoảng cách giữa các cơn trở nên gần nhau hơn thì có thể con sắp chào đời. Trong giai đoạn đầu, các cơn gò có thể cách nhau mỗi 10 phút, và sẽ làm bạn khó chịu một khoảng thời gian trước sinh. Khi sắp sinh, các cơn gò sẽ đau nhiều hơn và gần nhau hơn.

Tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ không xuất hiện những cơn gò. Mỗi sản phụ sẽ có những biểu hiện khác nhau.

3. Khi nào thì tôi nên gọi cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh ?

Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, bác sĩ của bạn sẽ cung cấp cho bạn các hướng dẫn rõ ràng là khi nào bạn phải cho biết là bạn đang có những cơn gò, và lúc nào phải đến bệnh viện hoặc trung tâm sản khoa. Nhưng hướng dẫn này tùy thuộc vào từng trường hợp của mỗi cá nhân: sản phụ có tiền sử bệnh, sinh con đầu lòng, cách bệnh viện bao xa, hay muốn yêu cầu bác sĩ cho mình,...

Nếu thai kỳ của bạn không phức tạp, chắc hẳn bác sĩ sẽ bắt bạn đợi cho đến khi bạn có những cơn co kéo dài khoảng 1 phút, xuất hiện mỗi 5 phút trong liên tục 1 giờ. (Tính thời gian giữa các cơn co từ lúc bắt đầu của cơn co này và kết thúc khi bắt đầu một cơn co kế tiếp ). Nhưng nếu tình trạng đáng ngại, thì bạn sẽ vào phòng sinh sớm hơn.

Đừng ngại khi gọi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh, nếu bạn nghĩ rằng thời điểm chuyển dạ đã đến, mặc dù các dấu hiệu không rõ ràng. Họ đã quen với việc nhận các cuộc gọi từ những sản phụ không chắc họ có đang chuyển dạ hay không và khi họ cần sự hướng dẫn. Đó là công việc của họ.

Sự thật là, nhân viên chăm sóc sức khỏe có thể cho bạn biết nhiều điều từ âm giọng của bạn, do đó giao tiếp bằng lời nói sẽ giúp rất nhiều. Bác sĩ muốn biết những cơn co gần nhau như thế nào, từng cơn co kéo dài bao lâu, mức độ mạnh của các cơn co (họ sẽ chú ý rằng bạn có thể nói chuyện trong suốt cơn co hay không), và những triệu chứng khác mà bạn có.

Cuối cùng, cho dù bạn không có biểu hiện nguy hiểm hay dấu hiệu chuyển dạ, thì bạn vẫn phải chắc chắn rang mình luôn liên lạc được với nhân viên y tế trong nhưng trường hợp sau:

Vỡ túi ối hoặc nghi ngờ rằng bạn đang bị rỉ nước ối. Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu nó có màu vàng, nâu hoặc lục nhạt, bởi vì điều này cho thấy có sự hiện diện của phân su, phân đầu tiên của trẻ, đôi khi là dấu hiệu stress thai nhi. Cũng rất quan trọng nếu màu nước ối như có máu.

Bạn thấy thai nhi kém hoạt động.

Bạn ra huyết âm đạo (trừ khi đây là nhớt hồng âm đạo - chất nhày kèm với đốm hoặc những vệt máu), đau bụng nhiều liên tục, hoặc sốt.

Bạn bắt đầu có cơn co thắt trước tuần thứ 37 hoặc có những dấu hiệu của sanh non.

Bạn có cơn đau đầu dữ dội hoặc dai dẳng, đau dữ dội hoặc ấn đau vùng thượng vị, phù bất thường, hoặc các triệu chứng tiền sản giật khác.

Một số sản phụ cho rằng có thai thì sẽ bị những triệu chứng trên, trong khi số khác lại lo lắng mỗi khi gặp bất cứ triệu chứng nhỏ nào. Vì thế, biết được các triệu chứng nguy hiểm sẽ giúp bạn quyết định khi nào nên gọi cho nhân viên chăm sóc sức khỏe.

Dù vậy, mỗi thai kỳ là khác nhau và ta không thể đoán trước được đầy đủ mọi trường hợp, cho nên nếu bạn không biết chắc triệu chứng nào là nghiêm trọng, hoặc nếu bạn cảm thấy không được bình thường, khó chịu, thì hãy tin vào bản năng của bạn và gọi cho nhân viên chăm sóc sức khỏe. Nếu có vấn đề gì, bạn sẽ được giúp đỡ. Nếu không có gì bất thường, bạn sẽ an tâm.

 

Bạn nên đọc
Quảng cáo