• Trang chủ
  • > Sách
  • > Chuyển dạ
  • > Những điều ảnh hưởng đến cuộc chuyển dạ của bạn
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Những điều ảnh hưởng đến cuộc chuyển dạ của bạn

Những điều ảnh hưởng đến cuộc chuyển dạ của bạn

  • Tác giả:
  • Thể loại: Chuyển dạ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Nếu bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, một cuộc sinh mẹ tròn con vuông, một em bé lành lặn và bình thường thì bạn là một người mẹ vô cùng may mắn. Bởi vì, có rất nhiều điều bất ngờ không thể lường trước sẽ làm cuộc sinh của bạn gặp nguy hiểm. Toan tính trước các khả năng sẽ xảy ra và đưa ra phương án dự phòng để giải quyết vấn đề chính là việc bạn cần làm vào lúc này.

Vỡ ối nhưng không có cơn co thắt

Trên thực tế thì ở hầu hết các mẹ bầu, nước ối sẽ chảy ra ngay trước quá trình sinh nở. Người phụ nữ khi sắp chuyện dạ thì 50% cơ thể cô ấy sẽ được não bộ lan truyền thông tin chuẩn bị cho cuộc sinh, cơ thể cô ấy sẽ chuẩn bị sẵn sàng sinh trong vòng 12 giờ sau khi màng ối bị vỡ. Hầu hết các ca sinh bình thường sẽ hoàn thành trong vòng 10-24 giờ và nước ối sẽ chảy ra ngay trước quá trình sinh nở (như một dấu hiệu thông báo cuộc sinh chính thức bắt đầu). Tuy nhiên, có khoảng 8-10% số ca sinh, nước ối sẽ vỡ ra ngay khi xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ (nhưng chờ mãi không thấy cơn co chuyển dạ đâu cả). Nếu đang ở tuần thai thứ 39, bạn đã bị vỡ túi ối - biểu hiện của cuộc chuyển dạ sắp tới - nhưng bạn lại hoàn toàn không cảm nhận được bất kỳ cơn co thắt nào thì bạn sẽ phải làm gì?

Vỡ ối có nguy hiểm cho mẹ và thai nhi không? Câu trả lời là có. Màng ối có tác dụng che chở không cho vi khuẩn từ âm hộ, âm đạo xâm nhập vào buồng tử cung. Do đó khi vỡ ối cả mẹ và con đều có nguy cơ nhiễm trùng. Mặc dù khoa học chứng minh chỉ số an toàn cho mẹ và con trong khi chuyển dạ có khi lên tới 48-72 giờ, nhưng bằng linh tính của người mẹ, bạn phải thông báo cho bác sĩ/nữ hộ sinh về trường hợp của mình để tránh không gặp phải sự cố đáng tiếc. Thường khi vỡ ối non (vỡ ối khi chưa có cơn đau tử cung) chuyển dạ sẽ xảy ra sau khoảng 8 -12 giờ; nhưng trường hợp nếu chuyển dạ không xảy ra, bác sĩ sẽ tiêm thuốc giục sinh cho bạn.

Bạn đã quá ngày dự sinh

Hơn ai hết, người mẹ phải biết mình bắt đầu mang thai từ ngày nào (tất cả các tuổi thai đều được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối). Dựa vào thời điểm này, các bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn ngày dự sinh tính theo chu kỳ kinh. Ngoài ra, tuổi thai còn được dự đoán qua máy siêu âm dựa vào trọng lượng, kích thước thai. Ngày dự sinh qua siêu âm ở tuần thai 12 luôn là ngày dự sinh chính xác nhất (xác suất cao). Thực tế, một thai kỳ thường kéo dài 40 tuần, có khi sớm hơn, có khi kéo dài đến 42 tuần. Thai sinh non, hoặc thai già tháng đều kéo theo những biến chứng nguy hiểm. Tỷ lệ biến chứng ở mẹ và thai gia tăng theo tuổi thai, tỷ lệ thai tử vong tăng từ giữa tuần thứ 41 và 42, gấp đôi vào tuần 43 và cao gấp 4 - 6 lần vào tuần 44 so với thai đủ tháng. Riêng với mẹ, biến chứng ngay cả khi mổ lấy thai cũng tăng gấp đôi với các nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng, bục vết thương.

Vấn đề chẩn đoán và xử trí thai già tháng rất quan trọng vì tử vong sơ sinh cao, gấp 3 lần so với trẻ sinh trong khoảng 38 - 41 tuần, nên nếu bạn đã qua ngày dự sinh nhưng không có dấu hiệu sinh, cần phải thông báo cho bác sĩ biết điều đó để tránh các nguy cơ cho mẹ và con. Các trường hợp thai già tháng nhưng chưa thấy dấu hiệu sinh thường được chấm dứt thai kỳ bằng việc sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Thai nhi không nằm đúng vị trí

Ở những tháng cuối, đầu thai nhi sẽ lọt vào khung xương chậu của người mẹ để ổn định vị trí cho đến lúc bé chào đời. Tuy nhiên, không phải ca sinh nở nào cũng gặp thuận lợi. Một số em bé “lì lợm”, khi đã gần đến ngày sinh rồi nhưng đầu bé vẫn không lọt vào khung xương chậu của mẹ mà cứ bập bềnh ngay trên xương mu. 

Nguyên nhân có thể do xương chậu của mẹ hẹp – với những mẹ có vóc dáng nhỏ bé, mông và hông nhỏ; hoặc cũng có thể do đầu bé quá to (mẹ có thể kiểm tra chiều dài lưỡng đỉnh của bé). Một số trường hợp như thế, đầu thai nhi sẽ lọt trở lại vào khung xương chậu khi tử cung xuất hiện những cơn co thắt trong những ngày gần sinh, thì mẹ vẫn có thể sinh thường. Nhưng nếu bé vẫn không suy suyển vị trí cho dù đã có sự can thiệp từ bác sĩ (dùng thủ thuật xoay thai mà đầu vẫn nổi bập bềnh) thì bạn nên nhập viện sớm để được hỗ trợ sinh. Bởi vì tình trạng lọt khung xương chậu có thể dẫn đến tình trạng nhau bong non, rụng cuống rốn sớm rất nguy hiểm... nên nếu rơi vào trường hợp này, mẹ cần phải cẩn trọng đề phòng và nhớ tìm sự tư vấn của bác sĩ cho các trường hợp có thể xảy ra.

Cuộc sinh của bạn kéo dài quá 24 giờ

Nhiều phụ nữ ngạc nhiên khi biết rằng cuộc sinh có thể được kéo dài để cho cơ thể có thời gian xử lý cuộc chuyển dạ. Điều này đúng nếu bạn được hỗ trợ tốt cho cuộc sinh (được sự chăm sóc kỹ lưỡng của bác sĩ, nữ hộ sinh) và bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, cũng như sở hữu một cơ thể khỏe mạnh. Bởi vì cuộc sinh kéo dài sẽ làm bạn mất sức, mà nếu không có đủ sức khỏe sẽ dẫn tới suy thai, suy hô hấp cho cả mẹ và bé.

Ở đây bạn cần phải cẩn trọng với trường hợp khi tử cung của bạn đã mở 4-6 phân, nhưng tình trạng này không tiến triển suốt hàng giờ sau đó. Nguyên nhân có thể do cổ tử cung của mẹ kém co giãn, do thai chưa xuống thấp, do ngôi thai không thuận (ngôi mông và ngôi sau là hai kiểu ngôi thai gây khó sinh). Lúc này, cần có biện pháp can thiệp để có thể đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Có thể bạn cần tiêm thuốc giục sinh có chứa prostaglandins vào trong âm đạo làm chín cổ tử cung và kích thích sự co bóp đủ để bắt đầu chuyển dạ. Hoặc là các bác sĩ đỡ đẻ sẽ dùng các cách can thiệp có thể hữu ích và phụ hợp với tình trạng của bạn để đảm bảo bạn có một cuộc sinh an toàn, mẹ tròn con vuông.

Bạn nên đọc
Quảng cáo