• Trang chủ
  • > Sách
  • > Chuyển dạ
  • > Tìm hiểu về sinh đường âm đạọ có trợ giúp
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Tìm hiểu về sinh đường âm đạọ có trợ giúp

Tìm hiểu về sinh đường âm đạọ có trợ giúp

  • Tác giả:
  • Thể loại: Chuyển dạ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:

Sinh thường có sự trợ giúp là gì?

Trong một ca sinh thường có trợ giúp, y tá có thể sử dụng thiết bị hút chân không hoặc forceps để giúp em bé đi ra ngoài ống sinh. Y tá có thể đề nghị phương án này nếu bạn đã rặn một thời gian dài và bạn đã hoàn toàn kiệt sức, hoặc nếu em bé sắp sửa ra được bên ngoài nhưng nhịp tim của bé là không đo được. (Nếu có bà đỡ tham gia ca sinh của bạn, người trợ giúp của bà ấy sẽ thực hiện việc đỡ em bé.)

Mặc dù điều này nghe có một chút sợ hãi, nhưng với những người có kinh nghiệm thì việc sinh thường có trợ giúp được xem là an toàn miễn là đầu của em bé đã xuống đủ thấp trong ống sinh và không có vấn đề gì có thể gây cản trở việc sinh qua ngả âm đạo. Nếu bác sĩ của bạn đã sử dụng biện pháp này mà vẫn không thể lôi em bé ra một cách an toàn và thời gian không cho phép, bạn sẽ cần được mổ để lấy em bé ra.

Theo như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật của Mỹ, 3.2% các ca sinh thường năm 2008 được hỗ trợ bởi ống hút chân không và 0.7% được hỗ trợ bởi forceps.

Sinh thường có trợ giúp có cần gây mê đặc biệt nào hay những thủ tục nào khác không?

Nếu bạn đã bị vỡ ối, bác sĩ sẽ chọc vỡ ối. Y tá hoặc bác sĩ sẽ sử dụng một ống thông để rút bàng quang. Và trừ khi bạn sẵn sàng cho gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ có thể gây tê tại chỗ tiêm vào thành âm đạo của bạn làm tê liệt toàn bộ khu vực bộ phận sinh dục.

Cũng có thể bác sĩ sẽ thực hiện rạch tầng sinh môn (một vết cắt nhỏ ở mô giữa âm đạo và hậu môn), đặc biệt đối với sinh thường có sử dụng hỗ trợ bằng forceps để có chỗ chèn thiết bị. Cuối cùng, bác sĩ nhi khoa sẵn sàng để đỡ ca sinh đòi hỏi các thiết bị.

Một ca sinh thường có hỗ trợ bằng phương pháp hút chân không như thế nào?

Y tá sẽ sử dụng một chiếc cốc tròn đàn hồi đặt vào đầu em bé trong ống sinh. Chiếc cốc này được nối với một bơm điện hoặc một chiếc bơm nhỏ cầm tay để tạo ra áp suất chân không giúp giữ chiếc cốc an toàn với đầu em bé. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn rặn khi họ nhẹ nhàng kéo tay cầm gắn với chiếc cốc, giúp kéo em bé xuống thấp hơn và ra ngoài khỏi ống sinh.

Biến chứng nghiêm trọng đối với em bé là khá hiếm xảy ra. Một đứa trẻ được sinh ra với sự trợ giúp bằng cách hút chân không có thể bị một phần đầu bị méo lên (gọi là cephalohematoma). Cục nhô lên này thường biến mất sau một vài tuần, hay có thể lâu hơn. Nếu em bé của bạn bị như thế, em bé cũng có thể bị vàng da. Đó là vì những tế bào máu màu đỏ ở trong cục nhô lên này bị phá vỡ và làm giải phóng bilirubin, một thành phần của máu gây ra vàng da khi có quá nhiều.

Do áp suất đặt lên đầu của em bé, xuất huyết võng mạc (chảy máu trong mắt) cũng có thể xảy ra với biện pháp hút chân không - mặc dù nó cũng xảy ra với những ca sinh ngã âm đạo không có trợ giúp. Điều này nghe có vẻ đáng sợ và làm mẹ lo lắng, nhưng nó chỉ là tạm thời chứ không có hệ lụy lâu dài.

Sinh thường với trợ giúp chân không làm gia tăng nguy cơ bị rách da vùng âm đạo, tầng sinh môn và cơ vòng hậu môn của bạn mặc dù nguy cơ này là ít hơn so với dùng forceps.

Sinh thường sử dụng forceps là thế nào?

Bác sĩ sẽ đặt forceps (một cặp kẹp phẫu thuật hình chiếc thìa) vào âm đạo của bạn và đưa chúng vào hai bên đầu của em bé. Trong suốt quá trình co thắt, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng kéo em bé xuống và ra khỏi ống sinh khi bạn rặn.

Em bé có thể bị méo đầu một ít khi sử dụng forceps, nhưng chúng thường mất đi sau một vài ngày. Đôi khi có thể có những vết sứt nơi forceps tiếp xúc với đầu em bé. Những vết này nhìn thật khó coi, nhưng chúng sẽ lành lại sau một vài tuần. Tổn thương dây thần kinh ở mặt cũng là một nguy cơ có thể xảy ra, mặc dù hậu quả chỉ là tạm thời. Nguy cơ bị những vấn đề nghiêm trọng hơn đối với em bé là khá hiếm.

Sinh thường có sử dụng forceps thường được xem là có nguy cơ không an toàn cho mẹ hơn là cho bé. Forceps làm tăng bị rách da vùng cổ tử cung, âm đạo, tầng sinh môn và cơ vòng hậu môn.

Phục hồi sau khi sinh thường có trợ giúp như thế nào?

Nếu bạn có nhiều hơn một vết rách nhỏ, chúng cần được khâu lại, và sẽ mất một vài tuần để lành hoàn toàn. Thỉnh thoảng, các mô xung quanh vết rạch tầng sinh môn sẽ bị rách, có thể gây ra một vết rách sâu vào hoặc thông qua cơ thắt hậu môn, làm tăng nguy cơ không kiểm soát trung tiện hoặc đại tiện (vấn đề khó kiểm soát đi tiêu hoặc đầy hơi). Đây là loại vết rách có thể xảy ra trong bất kỳ loại sinh ngã âm đạo nào, mặc dù nó phổ biến hơn với khi sinh có trợ giúp. Sau khi sinh kéo dài đòi hỏi việc sử dụng forceps hoặc chân không, bạn có thể thấy khó khăn để đi vào phòng tắm, hoặc bạn có thể bị rò rỉ nước tiểu vì những thay đổi tạm thời trong dây thần kinh và cơ vùng chậu và đáy chậu của bạn. Ngoài ra, nếu bạn đang cảm thấy đau từ vết rạch tầng sinh môn và ruột của bạn bị đau hay ngưng trệ, bạn có thể bị táo bón.

 

Bạn nên đọc
Quảng cáo