- Trang chủ
- > Sách
- > Ngừa thai, thai ngoài ý muốn
- > Những hiểu lầm tai hại về thuốc tránh thai
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Những hiểu lầm tai hại về thuốc tránh thai
- Tác giả:
- Thể loại: Ngừa thai, thai ngoài ý muốn
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 10/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
1. Việc tránh thai gây tăng cân?
Béo là kẻ thù của rất nhiều phụ nữ, chưa giảm cân được thì thôi chứ ở đó mà cố tình làm điều gì khiến mình tăng cân. Vậy nên lời đồn này là lý do đã khiến rất nhiều phụ nữ ngần ngại sử dụng thuốc tránh thai.
Thật sự thì có một nghiên cứu thực hiện năm 2009 đăng trên Tạp chí Sản-Phụ khoa Hoa Kỳ phát hiện thấy rằng phụ nữ dùng phương pháp tiêm tránh thai Depo-Provera tăng trung bình gần 5kg trong vòng 3 năm. Tuy nhiên, ngoài ra có rất nhiều biện pháp tránh thai khác mà bạn có thể áp dụng. Không chỉ vậy, đã có nhiều nghiên cứu khác bác bỏ quan niệm này, chẳng hạn như một phân tích tổng hợp năm 2011 dựa trên 49 nghiên cứu thực hiện với những phụ nữ sử dụng nhiều biện pháp tránh thai khác nhau nhìn chung không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy việc tránh thai có liên quan gì đến tăng cân cả.
Tất nhiên, nếu bạn vẫn không yên tâm thì hãy trao đổi thêm với bác sỹ của mình. Và hãy đừng quên rằng bao cao su sẽ bảo vệ bạn rất hiệu quả và cũng không gây tăng cân đâu nhé.
2. Thuốc tránh thai khẩn cấp là thuốc phá thai?
Có nhiều người kỳ thị thuốc tránh thai khẩn cấp, với lý do rằng loại thuốc này là thuốc phá thai, gây hư thai. Nhưng thật sự thì thuốc tránh thai khẩn cấp hoạt động bằng cách cố gắng cản trở sự thụ tinh (bằng cách khiến tinh trùng khó di chuyển chẳng hạn) và/hoặc sự rụng trứng (bằng cách giữ trứng không phóng ra). Nếu sự thụ thai đã hoàn tất thì thuốc khẩn cấp không có tác dụng nữa. Bạn sẽ không có thai ngay tích tắc bao cao su bị thủng hoặc quên uống thuốc – việc này cần có thời gian (tuy không nhiều) – đó là khoảng thời gian thuốc khẩn cấp phát huy tác dụng.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng thuốc khẩn cấp không phải là kế hoạch A mà chỉ thỉnh thoảng dùng để chữa cháy khi bạn nhỡ quên dùng thuốc tránh thai hàng ngày.
3. Uống thuốc vào đúng giờ mỗi ngày sẽ hiệu quả tốt hơn!
Đâu có! Điều quan trọng nhất với thuốc tránh thai hàng ngày là bạn cần nhớ uống đều đặn mỗi ngày, và việc uống có giờ chỉ giúp bạn dễ nhớ để duy trì việc này mà thôi. Với các loại thuốc tránh thai bình thường thì xê xích vài tiếng không phải là vấn đề gì – tuy rằng nếu bạn dùng loại thuốc chỉ chứa progestin thì cần uống một cách nghiêm ngặt hơn. Bạn quên uống thuốc? Đừng quá lo lắng, nếu chưa tới 24 giờ thì hãy uống ngay khi bạn nhận ra, và hãy dùng bao cao su hoặc các biện pháp tránh thai dự phòng khác trong 7 ngày kế tiếp. Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ nếu không chắc mình phải làm gì.
4. Uống thuốc tránh thai lâu sẽ khiến bạn khó thụ thai khi đã sẵn sàng
Nguồn cơn của kết luận này là bạn mãi không có thai sau khi đã ngừng dùng thuốc – nhưng thật ra việc thụ thai thường đâu mấy khi theo kế hoạch chi li của chúng ta, có khi bạn ngừng 1 ngày thuốc đã có thể có thai nhưng cũng có thể phải chờ một thời gian. Vậy nên nếu muốn thêm thành viên cho gia đình mình, hãy bảo đảm là bạn đã thật sự sẵn sàng khi ngưng dùng thuốc nhé.
Với bất kỳ biện pháp tránh thai tác động đến hormone nào (trừ phương pháp dùng thuốc tiêm Depo-Proveka), bạn đều có thể có thai lại ngay sau khi ngừng thuốc. Việc tránh thai hiện tại sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch và khả năng có con của bạn về sau!
5. Bạn không cần dùng biện pháp tránh thai khi cho con bú?
Ừ bạn cứ thử đem điều này đi hỏi các mẹ có con nhỏ sàn sàn tuổi nhau mà xem.
Nếu bạn chỉ nuôi con bằng sữa mẹ, hoàn toàn không dùng sữa công thức, việc này có thể kiềm hãm tuyến yên tiết ra loại hormone gây rụng trứng. Tuy nhiên, nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp với sữa công thức thì hoàn toàn không ai dám bảo đảm bạn sẽ không mang thai lại liền nếu không dùng biện pháp bảo vệ. Ngoài ra, đúng là có một số cách tránh thai bạn không nên áp dụng khi cho con bú (chẳng hạn như phương pháp tránh thai sử dụng estrogen có thể ảnh hưởng, làm giảm lượng sữa), nhưng vẫn còn nhiều cách khác an toàn để bạn sử dụng.
6. Thỉnh thoảng cơ thể bạn cần được tạm nghỉ tránh thai?
Suy nghĩ này cũng giống như suy nghĩ “cơ thể chúng ta có thể bị nghiện thuốc tránh thai”, và cả hai đều sai. Nếu bạn lo lắng về tác dụng lâu dài nào đó khi dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài, hãy trao đổi với bác sỹ; nhưng nhìn chung, miễn là sức khỏe của bạn không có vấn đề gì đặc biệt, còn thì không có lý do y tế nào yêu cầu cơ thể bạn thỉnh thoảng phải “giải lao” với thuốc tránh thai cả.
Tuy nhiên, thực ra cũng không phải là ý kiến tồi khi sau mỗi vài năm bạn đánh giá lại việc tránh thai của mình, do nhu cầu và lối sống của bạn có những thay đổi, chưa kể cũng có những biện pháp tránh thai mới xuất hiện.
7. Việc đặt vòng tránh thai chỉ nên áp dụng cho những người không muốn có thêm con?
Ý tưởng rằng vòng tránh thai (IUD) chỉ nên dùng khi đã không muốn có con nữa có thể đơn giản vì sự tồn tại lâu dài của nó. Loại IUD có chứa đồng có thể tồn tại đến 10 năm, thời gian tồn tại của loại IUD tiết hormone chỉ bằng một nửa nhưng vẫn còn tác dụng trong nhiều năm nữa.
Thực tế, IUD là biện pháp tránh thai cực kỳ hiệu quả (đến 99%) và có tác dụng với tất cả mọi người. Một nghiên cứu năm 2013 đăng trên Tạp chí Sản-Phụ khoa Hoa Kỳ đặc biệt khuyên dùng IUD như một lựa chọn an toàn và hiệu quả cho những phụ nữ trẻ. Nghiên cứu này (cùng nhiều nghiên cứu khác) tin rằng IUD không gây nguy cơ kinh khủng nào cho phụ nữ mọi lứa tuổi. Tuy không thể bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây qua đường tình dục nhưng IUD là một lựa chọn tốt giúp tránh thai.