- Trang chủ
- > Sách
- > Phục hồi sau sinh
- > Những mẹo hay để mẹ chăm sóc bé, thảnh thơi chăm sóc lại bản thân
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn

Những mẹo hay để mẹ chăm sóc bé, thảnh thơi chăm sóc lại bản thân
- Tác giả:
- Thể loại: Phục hồi sau sinh
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 10/08/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Khi chăm sóc con, mẹ cũng nên chú ý chăm sóc bản thân mình. Bé học nhiều thứ từ mẹ, sức khỏe và các biểu hiện của mẹ là rất quan trọng. Làm cha mẹ đôi khi bạn thấy mệt mỏi, thất vọng hay quá tải. Đôi khi bạn gặp khó khăn để phản hồi lại những yêu cầu của bé một cách tốt nhất. Những lúc như vậy, bạn nên lùi lại và cố gắng kiểm soát bản thân. Hãy nghĩ xem ai đó có thể giúp đỡ bạn: như ông bà, cô dì… để chăm sóc bé một lúc khi bạn nghỉ ngơi.
Mẹ căng thẳng quá sẽ có thể có những lời nói, hành động không kiềm chế được, chẳng hạn la mắng, đánh bé, khiến não bộ bé phát triển theo hướng không tốt. Những nỗi thất vọng bé gặp ở mẹ sẽ khó phai nhòa trong trí nhớ của bé.
Khi làm mẹ, thật khó để dành thời gian chăm sóc cho bản thân. Nhưng khi mẹ thể hiện cho con thấy rằng mẹ có thể làm chủ cuộc sống của mình, thì bé cũng cảm thấy an toàn vì nghĩ rằng bố mẹ có thể giúp chúng. Hãy để con cái thấy cha mẹ luôn là người mạnh khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần. Hãy nhớ rằng con cái là một phần trong cuộc sống của cha mẹ, nếu cha mẹ hạnh phúc thì con cái mới hạnh phúc. Con không thể hạnh phúc nếu cha mẹ luôn bận rộn quá mức, lo lắng, bất an, bon chen và luôn bất mãn với cuộc sống.
Để làm được như vậy, đừng quên dành thời gian cho bản thân, hãy chăm sóc mình thật tốt. Hãy cho con những khoảng không riêng tư, cha mẹ cũng cần có những khoảng riêng tư để chăm sóc mình, vun đắp tình cảm gia đình. Mẹ chăm sóc bản thân mình cũng là chăm sóc bé.
Một vài điều cần nhớ để việc chăm sóc bé dễ dàng hơn cho mẹ
Bất kể mẹ làm gì cho bé, tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của bé. Trẻ cần 15 – 20 năm để phát triển hoàn thiện, nhưng sự phát triển mạnh nhất là những năm đầu đời.
Chăm sóc bản thân, ngay khi bạn vừa sinh xong bằng cách ăn uống đủ chất, tập thể dục thường xuyên và nghỉ ngơi.
Mẹ hãy cố gắng đáp ứng các nhu cầu của bé, an ủi khi bé sợ hãi để giúp bé có cảm giác an toàn.
Hãy cho bé những trải nghiệm nhiều cảm giác: vị giác, xúc giác, thị giác, thính giác và vị giác. Những kinh nghiệm có được sẽ giúp phát triển não bộ cho bé.
Hãy khám mắt cho bé trong những tháng đầu.
Mẹ hãy tạo dựng các mối quan hệ cho bé. Trẻ sẽ mau trưởng thành hơn với những người xung quanh mà bé biết và cảm thấy an toàn.
Nói chuyện, hát, chơi nhạc, đọc sách, kể chuyện, chơi với bé mỗi ngày.
Hãy dành thời gian để tìm hiểu các trung tâm chăm sóc và các chương trình ở trường học.
Bảo vệ bộ não và phát triển thể lực cho bé
Tránh uống bia rượu, sử dụng ma túy, hay hút thuốc trong suốt thai kỳ.
Không được tung chụp bé lên không trung.
Giữ nhà cửa an toàn cho bé.
Cho bé đi khám sức khỏe định kỳ.
Chăm sóc và giảm đau vết rách tầng sinh môn
Mẹ bầu sau sinh nhất định phải phục hồi tất cả 6 điều này thì mới gọi là "ở cữ" thành công
Những sự thật phũ phàng sau sinh mà mẹ nào cũng phải trải qua
Bài tập săn bụng hiệu quả sau khi sinh
Quan niệm dân gian sai lầm về kiêng cữ sau sinh cần loại bỏ