• Trang chủ
  • > Sách
  • > Dành cho bố
  • > Những sự khác nhau đáng yêu giữa bố và mẹ khiến ai xem xong cũng thốt lên: Đúng quá!
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Những sự khác nhau đáng yêu giữa bố và mẹ khiến ai xem xong cũng thốt lên: Đúng quá!

Những sự khác nhau đáng yêu giữa bố và mẹ khiến ai xem xong cũng thốt lên: Đúng quá!

  • Tác giả:
  • Thể loại: Dành cho bố
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 11/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Có lẽ ít người tự hỏi và tìm hiểu xem trong mắt con bố với mẹ có khác nhau hay không, điều con tìm kiếm ở bố với ở mẹ có khác nhau hay không. Tất nhiên là có khác nhau rồi.

1. Mẹ che chở, cha dẫn đường
 
Nghĩ đến hình ảnh người mẹ là người ta nghĩ đến khi mẹ ôm ấp, bế ẵm con. Nhưng nghĩ đến hình ảnh người cha là người ta nghĩ đến khi cha bế và tung con lên cao (có vẻ thật nguy hiểm). Là bởi vì người mẹ luôn gắn liền với sự che chở còn người cha luôn gắn với sự hình thành lòng dũng cảm cho con. 

Mẹ ẵm bồng con nhiều trong những tháng con mới chào đời, nhưng từ sau 6 tháng tuổi, bố có thể chơi với con nhiều hơn như chơi ú òa, chơi trò đi máy bay, con càng lớn thì lại càng có nhiều trò chơi có thể chơi cùng bố. Những trò chơi không chỉ giúp con rắn rỏi, khỏe mạnh hơn mà còn giúp cho sợi dây liên kết giữa cha và con được hình thành và bền chặt hơn.

2. Mẹ đảm đang, bố vui tính
 
Mẹ là người bao quát hết những công việc trong nhà, từ đi chợ, nấu nướng, cho đến chăm sóc con nên lúc nào mẹ cũng đầu tắt mặt tối, không có nhiều thời gian nghỉ ngơi, “tán dóc”. Còn bố dù có muốn chia sẻ với mẹ đến mấy thì cũng rất khó mà nấu nướng thay cho mẹ, đi chợ cho mẹ hàng ngày,… Vậy thì những khi mẹ bận rộn, bố hãy kể những câu chuyện vui, pha trò, trêu đùa mọi người để không khí gia đình bớt căng thẳng. Đó cũng là một cách giúp mẹ lo việc nhà. Có phải vì sự “phân công” một cách tự nhiên này hay không, nhưng trong mắt con, lúc nào mẹ cũng đảm đang còn cha thì gắn liền với hình ảnh vui tính, hay cười.

3. Mẹ “biết tuốt”, cha cũng “biết tuốt”
 
Trong nhà, mẹ là người cẩn thận nhất, tỉ mỉ nhất. Mẹ biết rõ món đồ nào nằm ở đâu, con sẽ cần dùng đến vật gì, cha hay quên thứ gì,… Cho nên trong mắt cha và con, mẹ là “Biết tuốt”.

Nhưng cha cũng là “Biết tuốt” đấy nhé. Đi chơi với cha, con có thể tha hồ hỏi “cái này là cái gì”, “tại sao mặt trăng lại hết hình tròn rồi”, “vì sao không làm nắp cống hình tam giác”,… Cha luôn luôn có câu trả lời cho mọi câu hỏi của con. Nếu chưa có câu trả lời ngay thì hai cha con sẽ cùng tìm tòi, “nghiên cứu” để tìm cho ra một đáp án.

4. Mẹ luôn giúp con, vậy mà cha lại cần con giúp đỡ
 
Khi con còn nhỏ, mẹ làm cho con mọi việc, từ mặc tã, thay quần áo cho đến tắm gội. Khi con lớn hơn, mẹ luôn giúp con làm những việc ấy, ngay cả khi con đã có thể tự làm thì mẹ cũng cố gắng giúp một phần nhỏ.

Nhưng với cha thì khác, cha luôn gọi con bằng câu “con giúp cha một tay đi nào”. Có thể là làm vườn, cho chó mèo ăn, chải lông cho chó mèo, đi đổ tác,… Cha luôn cần con giúp đỡ.

5. Mẹ hay nhắc nhở, hối thúc, cha thì khen ngợi
 
Mẹ lúc nào cũng nhắc nhở, giục con làm việc này việc nọ, sợ con sẽ quên, chẳng hạn như “con đánh răng chưa đấy?”, “con chuẩn bị quần áo cho mai đi học chưa?”, “đừng có quên thay quần áo ngủ nhé”,… Nhiều lúc con chưa kịp làm thì mẹ đã nhắc, hoặc con đã làm, chưa kịp khoe thì mẹ đã nhắc.

Cha thì hay khen ngợi con “ồ, con đã đánh răng rồi à, giỏi quá”, “a, con biết tự dọn đồ chơi rồi đấy”,… khiến con thấy mình thật giỏi giang.

Vậy đấy, trong mắt con, cha với mẹ khác nhau nhiều lắm, điều con cần và tìm kiếm ở cha với mẹ cũng khác nhau nhiều lắm. Do đó, dù người cha hay người mẹ “vắng mặt” trong tuổi thơ của con thì cũng sẽ khiến con bị hụt hẫng, thiếu vắng rất nhiều điều. Hãy đừng “vắng mặt” trong tuổi thơ của con, cha nhé.

Bạn nên đọc
Quảng cáo