• Trang chủ
  • > Sách
  • > Phát triển cảm xúc và quan hệ xã hội
  • > Những suy nghĩ ngây ngô của trẻ lên ba
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Những suy nghĩ ngây ngô của trẻ lên ba

Những suy nghĩ ngây ngô của trẻ lên ba

  • Tác giả:
  • Thể loại: Phát triển cảm xúc và quan hệ xã hội
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 07/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Với trẻ nhỏ, trái đất có thể là hình vuông, bông hoa không nhất thiết phải tô màu hồng...

Thấy Bông lấy bút sáp màu xanh tô bông hoa, chị Mai (Hà Nội) liền ngăn lại và phản đối: "Con tô sai rồi, bông hoa phải màu hồng". Mỗi khi bé tìm quần bò, áo phông mặc ra ngoài, mẹ lại bắt con xúng xính váy hồng vì cho rằng con gái phải điệu đà.

Không riêng chị Mai, nhiều cha mẹ muốn con vâng lời, tuân theo lối suy nghĩ áp đặt của người lớn thay vì tự do thể hiện ý thích bản thân. Thực tế đó xuất phát từ quan niệm "cá không ăn muối, cá ươn". Trẻ nhỏ như tờ giấy trắng, chưa nhận thức đầy đủ về thế giới quan bên ngoài, tương lai cần được định hình bởi những nét vẽ của bố mẹ. Tuy nhiên, không ít phụ huynh đang dẫn dắt con đi theo hướng họ mong đợi, mà quên đi bản sắc và cá tính của mỗi bé.

Trẻ con luôn thắc mắc để xây dựng thế giới nhân sinh quan màu sắc.

Trong cuốn sách "Săn sóc sự học của con em", học giả Nguyễn Hiền Lê dẫn ý kiến của Giáo sư Édouard Claparède (nhà tâm lý học người Thụy Sĩ) từng nói: "Đừng coi như một người lớn thu nhỏ lại hoặc thiếu thông minh". Có nhiều điều mẹ không thấy được qua lăng kính ngây ngô, vô tư, trong trẻo của con. Trẻ nhỏ luôn thắc mắc để dựng nên thế giới phủ đầy màu sắc thần tiên quanh chúng.

Trái đất hình tròn, nhưng trong mắt con trẻ trái đất vuông vắn như chiếc bánh chưng hoặc có thể mang bất kỳ hình hài nào. Trẻ tin rằng, nuốt phải hạt hoa quả sẽ đâm rễ mọc cây trong bụng. Bông hoa không nhất thiết phải tô màu hồng, mà có thể sơn xanh vẽ vàng, giống như có quần áo sặc sỡ sắc màu. Mỗi bữa ăn cũng có thể là cuộc phiêu lưu của Alice trong thế giới muôn loài... 

Tất cả đều xuất phát từ óc quan sát và trí tưởng tượng non nớt của trẻ mà ra. Nghiên cứu cho thấy, giai đoạn sau 3 tuổi, trẻ bắt đầu hình thành chú ý có chủ định. Các bé biết quan sát tập trung vào một hay nhiều đối tượng sự vật, tiếp thu thông tin hình ảnh nhìn thấy được, hình thành khái niệm ban đầu về chúng và diễn giải theo cách của riêng mình. Trẻ cần một người bạn đồng hành để cùng chia sẻ nên không ngừng hỏi, giống như việc cha mẹ cần người bạn đời biết lắng nghe vậy.
        
Trẻ con vô tư song sở hữu những góc nhìn mới lạ và cả một thế giới quan nhân sinh quan đa dạng. Cha mẹ cần kiên nhẫn, lắng nghe, thấu hiểu, chấp nhận và khuyến khích để trở thành người đồng hành cùng con khám phá thế giới. Nếu sớm được khơi nguồn, nuôi dưỡng và phát triển ước mơ, trẻ sẽ lớn khôn, tự lập và gắn kết hơn với gia đình.

Đừng vội gạt bỏ những câu hỏi ngây ngô của con và áp đặt góc nhìn chủ quan lên bé. Anh Nguyễn Văn Hoài (TP HCM) từng phản đối mong muốn "Con thích làm cá để tung tăng bơi dưới nước" của cậu con trai, bỏ công giảng giải rằng làm người mới là điều đáng quý nhất. Sau này nghĩ lại, ông bố trẻ mới biết mình chưa hiểu hết con, có thể con muốn được sống tự do, không phải lo chuyện giờ giấc hay nghe lời than phiền của cha.

Bạn nên đọc
Quảng cáo