• Trang chủ
  • > Sách
  • > Chuyển dạ
  • > Những việc cần làm để chuẩn bị cho sự chào đời của bé
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Những việc cần làm để chuẩn bị cho sự chào đời của bé

Những việc cần làm để chuẩn bị cho sự chào đời của bé

  • Tác giả:
  • Thể loại: Chuyển dạ
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 08/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
40 tuần mang thai là một giai đoạn kỳ diệu để bạn có đủ thời gian chuẩn bị cho việc sinh nở cũng như chào đón sự chào đời của thiên thần nhí. Dưới đây là một trong số những cách tốt nhất để lên kế hoạch cho sự chào đời của bé.

Tìm hiểu về quá trình sinh nở

Việc sinh nở đôi khi sẽ làm một số mẹ sợ hãi và thường tránh nhắc đến vấn đề đó. Tuy nhiên, ông Glade Curtis, bác sỹ sản khoa đồng thời là tác giả của cuốn Your baby's first year: Week by week, lại khuyên điều ngược lại. Ông nói: "Theo kinh nghiệm của tôi, những phụ nữ đã tìm hiểu về việc sinh nở trước khi lâm bồn sẽ chủ động hơn trong quá trình vượt cạn của chính họ và dẫn đến kết quả tốt hơn". 

Mẹ hãy cân nhắc để tham gia một lớp học sinh sản, ở đó bạn có thể tìm hiểu những giai đoạn đau đẻ, cách kiếm soát cơn đau, kỹ thuật hít thở và các dụng cụ y tế có thể được sử dụng trong lúc bạn sinh. Có nhiều lớp học khác nhau, vì vậy hãy xem xét các lựa chọn trong cộng đồng của bạn để tìm một lớp học thích hợp nhất. Tốt nhất là bắt đầu tìm kiếm các lớp học ở giữa kỳ mang thai để đảm bảo bạn chọn được lớp học mà mình thích và có thời gian để tham gia.

Bạn cũng có thể tìm hiểu việc sinh nở thông qua các video trên mạng cũng như tìm hiểu qua người thân trong nhà, bao gồm sinh tự nhiên, sinh dưới nước, sinh bằng phương pháp gây tê màng cứng, sinh mổ và các phương pháp khác. 

Việc học một cách tường tận về sinh nở là một bước chuẩn bị quan trọng, nhưng nó sẽ không hoàn toàn giúp bạn kiểm soát toàn bộ cơn đau của mình.

"Có rất nhiều cơn co thắt khi đau đẻ mà không ai có thể tiên đoán trước chúng sẽ diễn biến như thế nào", Dianne Randall, một giảng viên về sinh sản và cho con bú của bệnh viện phụ sản và trẻ sơ sinh Sharpe Mary Birch tại San Diego cho biết. "Bạn càng hiểu và chấp nhận những gì không thể tiên đoán trước thì việc sinh nở của bạn sẽ càng dễ dàng".

Thay vì tập trung cho việc sinh đẻ hoàn hảo, hãy tìm hiểu về những cơn đau khác nhau và quyết định bạn sẽ đối diện với chúng như thế nào. Bạn có thể sử dụng bảng kế hoạch sinh đẻ của chúng tôi để tìm hiểu về vị trí các cơn đau, thuốc giảm đau, em bé sẽ được chăm sóc như thế nào sau khi sinh và nhiều điều khác. 

Tìm một bác sỹ cho em bé của bạn

Thời gian tốt nhất để bắt đầu tìm kiếm một bác sỹ nhi khoa hoặc bác sỹ gia đình cho bé là giữa thai kỳ. Có vẻ hơi sớm nhưng như vậy sẽ có nhiều thời gian để tìm kiếm một bác sỹ phù hợp nhất với gia đình bạn.

"Bạn bè và hàng xóm sẽ là những người giới thiệu tốt", cô Mary Lou Light, một y tá chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại bệnh viện Central DuPage ở Illinois cho biết. Bạn có thể tìm hiểu những bài viết của chúng tôi để có thêm lời khuyên trong việc lựa chọn bác sỹ cho em bé của mình.

Hãy nói chuyện với công ty bảo hiểm sức khỏe của bạn để thêm con bạn vào đơn bảo hiểm và tìm hiểu bác sỹ nào được bảo hiểm ở địa phương của bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn cũng biết về những quyền lợi của mình khi mang thai, sinh đẻ và nuôi con - xem những câu hỏi dành cho người bảo hiểm của bạn. 

Làm cho chồng bạn cùng hiểu những kiến thức đó

Bạn nên nói chuyện với chồng của bạn xem anh ấy có thể giúp bạn như thế nào trong lúc bạn đau đẻ, hãy nói những gì bạn cần trong giai đoạn mới sinh để tránh bất đồng quan điểm về sau.

Đừng nghĩ chồng bạn sẽ hiểu việc em bé ra đời sẽ làm đảo lộn cuộc sống của cả hai như thế nào và bạn sẽ cần anh ấy như thế nào. Ví dụ, có thể anh ấy đang mong đến phòng tập gym đều đặn hoặc chơi pocker mỗi tối trong tuần, trong khi bạn lại nghĩ anh ấy sẽ ngồi trên ghế dài bế con vào các buổi tối để bạn có thể được nghỉ ngơi. 

Hãy nói chuyện với chồng bạn để phân chia trách nhiệm về em bé và gia đình, và chỉ cho anh ấy những việc chưa rõ ràng ví dụ anh ấy có thể phụ giúp bạn những việc gì khi bạn cho con bú. 

Bạn cũng nên nghĩ trước về việc đặt tên cho em bé, có nên cắt bao quy đầu không, cách chăm sóc em bé như thế nào, có nên tổ chức nghi lễ tôn giáo nào không (lễ rửa tội hoặc lễ đặt tên chẳng hạn).

Nói chuyện với những người mẹ từng trải về việc hộ sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh

Có rất nhiều vấn đề việc hộ sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh mà bạn chưa nghĩ đến - một số ví dụ như rò rỉ nước tiểu, trầm cảm sau sinh và giảm ham muốn tình dục.

Không phải mọi vấn đề đều sẽ xảy ra với tất cả các mẹ, nhưng việc được trang bị trước thông tin sẽ giúp bạn giảm sốc. Vì vậy, hãy hỏi mẹ của bạn về những vấn đề đó. "Ví dụ, có một quan niệm rằng: mối liên kết giữa mẹ và bé sẽ xuất hiện ngay lập tức. Điều này không đúng với tất cả mọi người", Patricia O'Laughlin, bác sỹ trị liệu về hôn nhân và gia đình của Trung tâm tâm lý phụ nữ tại Los Angeles cho biết. "Hãy tìm những người bạn thân sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm để giúp bạn".

Tuy nhiên vẫn nên tiếp thu có chọn lọc! Nếu một người bạn của bạn bắt đầu lan man về biến chứng sinh sản hiếm gặp nhưng đáng sợ của người anh họ thứ 3 của cô ấy, thì hãy nhẹ nhàng chấm dứt câu chuyện và hỏi cô ấy về những gợi ý hữu ích khác thay thế, ví dụ nên dùng tã của hàng nào. Tham gia các câu lạc bộ sinh sản để có được lời khuyên của các bà mẹ ở nhiều giai đoạn mang thai và nuôi con.

Chuẩn bị cho những người anh chị em ruột lớn hơn của bé - và cho thú cưng

Em bé mới sinh có thể sẽ làm xáo trộn thế giới của những đứa trẻ lớn, hơn là đối với bạn. Thật may mắn vì gia đình bạn có một vài tháng để làm quen với điều này - và đây là những việc bạn có thể làm để chuẩn bị cho người anh hoặc người chị lớn của bé.

Rất nhiều cha mẹ đã sử dụng búp bê để giúp những đứa trẻ của họ hiểu điều gì đang diễn ra. Những trẻ đã chập chững hoặc học mẫu giáo sẽ thích thú với trò chơi diễn kịch - và sẽ cảm thấy quen thuộc khi xem bạn thay tã hoặc cho bé ăn.

Ở một số bệnh viện có mở các lớp học cho anh chị em ruột, nơi những đứa trẻ lớn hơn có thể học về các em bé - tại sao chúng khóc, làm sao để bảo vệ chúng, tại sao chúng ngủ rất nhiều. "Những đứa trẻ thực sự thích điều này, nó làm cho chúng có cảm giác mình là một phần của gia đình", Randall, giảng viên về sinh sản cho biết.

Khi ngày sinh nở của bạn đến gần, hãy đảm bảo là bạn đã sắp xếp một ai đó để chăm sóc cho những đứa trẻ trong lúc và sau khi bạn sinh nở.

Và khi những đứa trẻ lớn hơn nhìn thấy bạn lần đầu tiên sau khi bạn sinh, hãy đặt em bé vào nôi và giang rộng vòng tay để đón chúng như những người anh, người chị lớn. Randall nói "Điều này sẽ giúp những đứa trẻ hiểu rằng chúng vẫn luôn quan trọng như trước đây".

Giai đoạn chuẩn bị cho em bé ra đời cũng nên có đối với thú cưng. Những người huấn luyện ở địa phương có thể cung cấp các lớp học hoặc bạn có thể xem trên sách, báo, hoặc các video về những lời khuyên để dạy thú cưng của bạn cách tôn trọng người khác - nghĩ cho cùng cũng là vì em bé của bạn. Bạn có thể bắt đầu với những tư vấn của chuyên gia: làm thế nào để thú cưng của bạn sẵn sàng với một em bé mới sinh. Và cân nhắc xem bạn có cần sắp xếp người giữ thú cưng hoặc người dắt chó đi dạo khi bạn vắng nhà không.

Sắp xếp sự hỗ trợ sau sinh

Trong những tuần đầu tiên sau sinh, bạn sẽ cần được giúp đỡ. "Các bà mẹ nhận được sự hỗ trợ sẽ được trang bị tốt hơn để giúp con của họ - điều này có giá trị hơn nhiều việc cố gắng để trở thành một người mẹ anh hùng tự làm tất cả mọi việc", O'Laughlin, bác sỹ trị liệu về hôn nhân và gia đình cho biết.

Nếu bạn may mắn có được một người họ hàng đến giúp đỡ, hãy bàn bạc những việc cụ thể trước khi em bé chào đời. "Nói chuyện trước về những điều này sẽ tránh cho bạn phải đau đầu rất nhiều", Randall, giảng viên về sinh sản nói. Những người bà có thể muốn lao vào và chăm sóc em bé - Tuy nhiên theo Randall, bố mẹ cùng nhau tìm hiểu cách chăm sóc con là điều quan trọng hơn cả.

Vì vậy, nên đề nghị bà giúp đỡ trong những việc gì? "Họ nên tập trung vào việc nhà hơn là vào em bé", cô cho biết. "Nghĩa là giặt ủi, mua sắm, nấu ăn, dọn dẹp và làm những việc vặt". Tất nhiên, không phải tất cả mọi người đều cảm thấy thoải mái về việc này. Nhưng nhiều người thực sự muốn giúp đỡ bạn theo cách tốt nhất sẽ luôn nghe theo chính xác những gì bạn cần.

Bạn cũng có thể thuê thêm giúp việc, một dạng của người hỗ trợ sau sinh, vú em ban đêm hoặc một dịch vụ dọn dẹp nhà. "Tôi là một người cực kỳ sạch sẽ. Vì vậy, tôi đã tiết kiệm hàng tháng để trả cho dịch vụ dọn nhà hàng tuần trong 8 tuần đầu tiên sau sinh. Điều đó thật tuyệt". Mẹ Ali Bergstrom nói. 

Một dịch vụ nữa mà bạn nên cân nhắc là dịch vụ giữ trẻ đối với những đứa con lớn hơn của bạn để bạn có thể được nghỉ ngơi. "Việc mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến sự lo âu hoặc trầm cảm ở một số người, vì vậy hãy tranh thủ ngủ khi bạn có thể", O'Laughlin cho biết. 

Một người giữ trẻ đúng lúc có thể đảm bảo bạn có được những giấc ngủ quý giá. "Tôi đã sắp xếp để gia đình và bạn bè có thể đưa những đứa con lớn của mình đi công viên, vườn thú hoặc ra ngoài ăn pizza", Bergstrom nói."Chúng thực sự thích thú với những lần ra ngoài đặc biệt đó".

Biết cần phải làm gì khi cơn đau bắt đầu

Trước khi cơn co thắt đầu tiên xuất hiện, bạn sẽ muốn đặt kế hoạch để gọi cho ai, đến đâu, và khi nào. 

Bác sỹ hoặc nữ hộ sinh của bạn sẽ hướng dẫn bạn phải làm gì khi bạn bước vào cơn đau, ví dụ khi nào thì gọi điện và đến bệnh viện hoặc trung tâm sinh sản. Quyết định ai sẽ đưa bạn đến đó, và sắp xếp người hỗ trợ trong trường hợp cần thiết. Biết về hành trình bạn sẽ đi - điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng đó là một trong số những việc cần nghĩ đến, bao gồm cả việc tìm hiểu nơi đậu xe, lối vào như thế nào khi bạn phải nhập viện.

Bạn có thể tìm hiểu về công tác hậu cần bằng việc tham gia các khóa học của bệnh viện hoặc trung tâm sinh sản. Tại đó, bạn cũng sẽ được biết về các chính sách cơ bản và xem các phòng đẻ, phòng dành riêng cho bé. 

Nếu có thể, hãy đăng ký trước bằng văn bản. Khi cơn đau tới, bạn có sẽ thể bỏ qua những thủ tục nhập viện quan liêu, chậm chạp. 

Quyết định người sẽ tham gia cùng bạn trong lúc sinh 

Đây là một quyết định cá nhân của bạn. Một số bà mẹ muốn phòng đẻ có đầy đủ chồng, người hộ sinh, một hoặc hai người bạn, mẹ của họ, thậm trí cả mẹ chồng chứng kiến kỳ tích này và hỗ trợ họ. (Nếu bạn thuộc nhóm này, hãy kiểm tra với bệnh viện hoặc trung tâm sinh sản để biết số lượng người tham gia được cho phép). 

Một số bà mẹ khác thì muốn càng ít người có mặt ở đó càng tốt. Hãy suy nghĩ bạn muốn điều gì để tránh sự hiểm nhầm, sự chứng kiến không mong muốn, hoặc sự phật lòng của các bà. 

Cũng sẽ rất hữu ích nếu chỉ định trước một "người phát ngôn" cho gia đình bạn - để gửi thư điện thử, gọi điện thoại (hoặc đưa thông tin trên các trang mạng xã hội) thông báo về sự ra mắt của bé. Chồng bạn có thể thích làm những việc này, nhưng bạn cũng có thể giao cho một người bạn hoặc người họ hàng của mình.

Cuối cùng, hãy ghi nhớ rằng cơn co thắt có thể gây đau nhức đến tận xương tủy, và nhiều người ghé thăm cả ngày khi bạn nằm viện có thể khiến bạn không được nghỉ ngơi tốt. Mary Lou Light, y tá chăm sóc mẹ và bé khuyến cáo bạn nên hạn chế số lượng người đến thăm - nếu bắt đầu vượt quá, hãy đề nghị một y tá giúp bạn hạn chế lại. 

"Tôi đã thấy rất nhiều bà mẹ muốn ngủ hoặc cho con bú, nhưng họ cảm thấy bất lịch sự nếu phải đề nghị người đến thăm rời đi. Vì vậy chúng tôi làm điều đó giúp họ", Light nói. 

Chuẩn bị túi đồ của bạn 

Điều cuối cùng mà bạn sẽ lo lắng đó là khi cơn đau bắt đầu, bạn đã có bàn chải đánh răng trong túi chưa. Hãy làm cho đầu óc của bạn được thanh thản bằng việc chuẩn bị trước túi đồ của bạn một vài tuần trước khi sinh. Tham khảo danh sách tổng hợp đồ dùng trong viện hoặc trung tâm sinh sản, hoặc danh sách dành riêng cho sinh mổ của chúng tôi nếu bạn biết mình sẽ sinh mổ.

Bên cạnh những yếu tố cần thiết, hãy nghĩ đến những vật dụng cá nhân có thể làm bạn thoải mái hơn khi ở trong bệnh viện. "Tôi đã mua một đôi dép đẹp để có thể đi bộ xung quanh viện, và tôi cũng mang gối của tôi đến", Rachel Scott, người có 8 người con cho biết.

Dự trữ những thứ cần thiết (nhưng đừng mang quá nhiều)

Em bé mới sinh cần một chiếc ghế ngồi trên ô tô riêng, tã, khăn lau, một số quần áo, và một nơi an toàn để ngủ. Hãy mang thêm sữa bình hoặc sữa công thức nếu bạn đang cho con bú bằng sữa bình hoặc sữa công thức, hoặc áo ngực cho con bú và tấm lót nếu bạn đang cho con bú (mặc dù một số bà mẹ cho con bú vẫn có thể làm tốt khi không dùng đến chúng).

Ngoài ra, tính thiết yếu phụ thuộc vào từng cá nhân. Vì vậy, hãy kiểm tra danh sách những vật dụng cần thiết đầy đủ hơn của chúng tôi. 

Đừng cảm thấy áp lực rằng bạn phải chuẩn bị tất cả các vật dụng cho em bé tại thời điểm bạn sẵn sàng sinh. Một số thứ có thể đợi sau này, và bạn chỉ cần mang những gì cần thiết thôi. Hãy nói chuyện với mẹ của các bạn bạn hoặc các bà mẹ khác về những thứ thực sự hữu dụng và quên những thứ còn lại đi.

Một ý tưởng cuối cùng đó là: Dự trữ những vật dụng gia đình cần thiết trước khi sinh để tránh phải đi mua ở các cửa hàng sau này. Hộp đựng thức ăn, thực phẩm đông lạnh, đồ dùng trong nhà tắm, thuốc, giấy vệ sinh, dầu gội đầu - thậm trí một bộ đồ lót dự trữ thêm sẽ rất tiện lợi. 

Bạn nên đọc
Quảng cáo