• Trang chủ
  • > Sách
  • > Trẻ chậm phát triển
  • > Phát hiện và chữa bệnh tự kỷ cho trẻ
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Phát hiện và chữa bệnh tự kỷ cho trẻ

Phát hiện và chữa bệnh tự kỷ cho trẻ

  • Tác giả:
  • Thể loại: Trẻ chậm phát triển
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 07/08/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Phát huy năng lực giao tiếp cho trẻ sơ sinh sẽ giúp cha mẹ phát hiện và chữa bệnh tự kỷ không thể giao tiếp với người khác (Autistic Spectrum Disorder, ASD) ở trẻ sơ sinh (Tóm tắt từ kênh NHK - Nhật)

Xu hướng trong xã hội hiện đại ngày nay đó là có rất nhiều học sinh hay thanh niên ở độ tuổi trưởng thành đang gặp phải vấn đề khó khăn là không thể giao tiếp với người đối diện. Nhất là khi mạng xã hội, điện thoại bùng nổ thì cơ hội giao tiếp giữa con người với nhau cũng trở nên ít đi dẫn đến con người dễ sống trong thế giới ảo mà xung quanh không có bạn thực ngoài đời. Hoặc rất nhiều người không có khả năng giao tiếp với người xung quanh. Gặp trở ngại về khả năng giao tiếp, không thể trò chuyện với người khác ngày nay được xếp vào là bệnh Tự Kỷ (Autistic Spectrum Disorder, ASD).

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người lớn mắc bênh tự kỷ về giao tiếp thực chất bệnh đã hình thành từ khi trẻ còn nhỏ và nếu cha mẹ tinh ý phát hiện ra, chữa sớm thì hoàn toàn có thể khắc phục được căn bệnh này.

Bài viết hôm nay (tóm tắt từ chương trình trên đài NHK-Nhật) mình xin được chia sẻ để cha mẹ về năng lực giao tiếp tuyệt vời của trẻ sơ sinh, đồng thời thông qua các biểu hiện của trẻ có thể phát hiện ra bệnh tự kỷ sớm và có những cách khắc phục.

1. Trẻ sơ sinh có khả năng giao tiếp rất tuyệt vời dù trẻ chưa biết nói:

     Một thí nghiệm do đại học Kyoto tiến hành với trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi. Họ đặt đứa trẻ trong 1 phòng còn cho người mẹ ngồi phòng bên cạnh để hai mẹ con trò chuyện với nhau thông qua màn hình camera, đồng thời họ cũng thu lại hình ảnh người mẹ lúc này. Kết quả thật bất ngờ đó là khi hai mẹ con trò chuyện trực tiếp với nhau thông qua màn hình camera thì trẻ luôn tươi cười với mẹ, tâm trạng rất thích thú. Nhưng sau đó họ tiến hành là người mẹ không trực tiếp trò chuyện nữa mà thay bằng hình ảnh của mẹ được thu lại lúc nãy cho trẻ coi thì chỉ sau vài giây là trẻ khó chịu và nhăn nhó, bắt đầu khóc. Quả là sự kì diệu trong năng lực giao tiếp ở trẻ sơ sinh vì trẻ có thể cảm nhận được đâu là hình ảnh trực tiếp trò chuyện với mẹ, đâu là hình ảnh thu âm. Mặc dù khi này trẻ vẫn chưa biết nói nhưng chứng tỏ chỉ cần qua biểu hiện trên gương mặt của mẹ trẻ có thể cảm nhận và truyền đi tín hiệu giao tiếp của mình.

Một thí nghiệm khác đã chứng tỏ rằng khi trẻ sơ sinh giao tiếp với người đối diện thì cái mà trẻ tập trung nhìn vào nhất đó chính là ánh mắt nhìn của đối phương đang hướng về đâu. Ví dụ thị lực của trẻ sơ sinh khi được 6 tháng tuổi giống như 1 người bị cận 1 đến 2 độ nên nhìn mọi thứ chỉ mờ mờ ảo ảo, duy chỉ có đôi mắt chuyển động là trẻ nhận biết rất rõ, chính vì thế trẻ sẽ tập trung vào ánh mắt đối phương là vì vậy. Dần dần thói quen nhìn vào ánh mắt đối phương đang hướng đi đâu đã hình thành ở trẻ và là phương tiện quan trọng giúp trẻ giao tiếp với người đối diện.

Một ví dụ đơn giản mà bạn có thể kiểm chứng với chính con mình đó là khi bạn đang trò chuyện với trẻ thì bạn cầm một cái ô tô đồ chơi giơ lên cho trẻ coi

1- Đầu tiên, trẻ sẽ quay ra nhìn đồ chơi hoặc giơ tay chỉ vào cái đồ chơi bạn đang cầm

2- Sau đó trẻ lại đưa ánh mắt nhìn bạn để xác nhận xem bạn có vừa nhìn đồ chơi đó hay không.

3- Khi này nếu thấy bạn cũng nhìn vào đồ chơi thì trong đầu trẻ sẽ ngầm hiểu là bạn cũng đang nghĩ đến đồ chơi giống trẻ. Lúc này bạn hãy nói tên đồ chơi “ô tô” với trẻ thì trẻ sẽ ngầm hiểu trong đầu là “à, đây là cái ô tô”, và trẻ sẽ ghi nhớ từ vựng này trong đầu. Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để bạn dạy trẻ từ vựng và khả năng giao tiếp đấy.

2. Những biểu hiện của bệnh tự kỷ về giao tiếp ở trẻ

Vậy thì biểu hiện của trẻ bị tự kỷ về khả năng giao tiếp là như thế nào ?

Trẻ bình thường khi trò chuyện, chơi đồ chơi cùng cha mẹ hay người chơi cùng đều đưa ánh mắt nhìn người đối diện. Nhưng khi bạn nhận thấy con mình đã qua nhiều tháng khi trò chuyện, chơi đùa với cha mẹ mà trẻ không nhìn vào mắt mẹ chỉ tập trung nhìn vào đồ vật mẹ cầm trên tay hoặc nhìn vào điểm khác dù mẹ cố gọi để trẻ nhìn vào mắt mình thì có dấu hiệu rằng trẻ có nguy cơ bị bệnh tự kỷ về khả năng giao tiếp khi trẻ lớn lên.

Những người lớn mắc bệnh tự kỷ về giao tiếp đều có một điểm chung đó là họ không dám nhìn vào mắt đối phương để nói chuyện vì xấu hổ vì thiếu tự tin…mà thay vào đó họ hay nhìn đi chỗ khác hoặc ánh mắt không tập trung vào những điểm cố định như người bình thường mà nhảy loạn xạ.

3.      Cách khắc phục

Mấu chốt của các bước khắc phục bệnh tự kỷ đó là tập trung vào luyện tập hướng ánh mắt nhìn của trẻ đến người đối diện.

Trường hợp của K-kun, người mẹ đã để ý khi cậu bé được 8 tháng trở đi hầu như không bao giờ cậu nhìn vào mắt mẹ khi chơi đồ chơi hay trò chuyện mà chỉ đưa ánh mắt nhìn vào đồ chơi hoặc nhìn đi chỗ khác. Mẹ quay phim và cố gọi cậu để cậu nhìn vào camera nhưng cậu bé chỉ nhìn vào đồ chơi. Sau đó mẹ cậu bé đã trao đổi với bác sĩ tâm lí và bắt đầu cho cậu tập luyện khi cậu được 1 tuổi 3 tháng. Các bước luyện tập được tiến hành như sau

Bước 1: Dùng đồ chơi để kéo ánh mắt nhìn của trẻ   Khi chơi cùng trẻ cha mẹ hãy giơ đồ chơi lại gần vị trí mặt mình hoặc đưa gần mắt để ánh mắt của mình cũng lọt vào trong tầm mắt nhìn của trẻ. Tác dụng của bước này đó là giúp trẻ cảm nhận được mối liên kết giữa niềm vui khi chơi đồ chơi và ánh mắt của người đối diện

Bước 2: Cha mẹ đóng vai là đồ chơi để vui đùa cùng trẻ

               Bước 2 này cha mẹ hay người chơi đối diện với trẻ hãy giả vờ làm động tác nhún nhảy , lắc đầu như đồ chơi để trẻ cùng bắt chước nhún nhảy theo.

Bước 3: Dù chỉ là 1 tích tắc khi trẻ đưa mắt nhìn mình hãy vui mừng ôm và khen ngợi trẻ

               Bước 3 này là khi ngồi đối diện chơi cùng trẻ mà thấy trẻ liếc mắt nhìn mình dù chỉ 1 giây thì đừng bỏ qua mà hãy đến gần trẻ thể hiện sự vui mừng và khen ngợi rằng trẻ đã làm được. Hành động này sẽ khiến trẻ cảm thấy rất vui sướng.

Ngoài ra hãy cho trẻ chơi với bạn đồng lứa để trong môi trường cùng cạnh tranh đồ chơi với bạn bè trẻ cũng sẽ hình thành thói quen nhìn vào mắt đối phương khi giành đồ chơi. 

Đối với người lớn cũng tập trung vào tập luyện hướng nhìn của mắt khi nói chuyện với người đối diện để khắc phục căn bệnh này. Những người mắc bệnh này đều có xu hướng là có khả năng tập trung cao độ vào một công việc nhất định hơn người bình thường, nên đôi khi cũng có thể xuất hiện thiên tài. Tất nhiên sẽ chẳng ai muốn đánh đổi một cuộc sống bình thường để được làm thiên tài ở một lĩnh vực nào đó nhưng lại không thể giao tiếp với người khác.

 

Bạn nên đọc
Quảng cáo